Ngành Công nghệ Sinh học - Bước tiến của tương lai
Ngành Công nghệ sinh học đã và đang ngày càng chứng tỏ vị thế đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các quốc gia phát triển luôn ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu, kế hoạch mang tính ứng dụng cao. Vậy bạn đã biết gì về ngành học này, hãy cùng Zunia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngành Công nghệ Sinh học là gì?
- Công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
- Ngành Công nghệ Sinh học là lĩnh vực liên quan đến ứng dụng các kiến thức về sinh học vào công nghệ để phát triển các sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp cho các vấn đề y tế, năng lượng, môi trường, nông nghiệp và thực phẩm. Các công nghệ sinh học bao gồm vi sinh vật, gen học, kỹ thuật tế bào, kỹ thuật protein và sự kết hợp của chúng. Ngành công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng môi trường và sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao.
- Nếu bạn còn thắc mắc về ngành Công nghệ Sinh học thì hãy tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cụ thể nhé!
2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Sinh học
Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh ngành Công nghệ Sinh học bao gồm các môn học cơ bản và chuyên ngành sau đây:
- Các môn học cơ bản: Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán học.
- Di truyền học: nghiên cứu về di truyền và các cơ chế di truyền trong các sinh vật, bao gồm cả di truyền bệnh.
- Vi sinh vật học: nghiên cứu về vi khuẩn, vi rút và các sinh vật nhỏ khác, cũng như các ứng dụng của chúng trong sản xuất thực phẩm, y học và môi trường.
- Sinh học tế bào: nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của tế bào, cũng như các quá trình sinh học ở mức tế bào.
- Sinh học phân tử: nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các phân tử trong các sinh vật, bao gồm cả DNA và RNA.
- Sinh học mô: nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các mô và các cơ quan trong các sinh vật.
- Sinh học dược phẩm: nghiên cứu về các loại thuốc, bao gồm cả thuốc chữa bệnh và thuốc phòng ngừa, và các phương pháp sản xuất các loại thuốc này.
Các chương trình đào tạo trong ngành Công nghệ Sinh học thường cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành và phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả thực tập và nghiên cứu khoa học, để chuẩn bị cho các công việc liên quan đến nghiên cứu và phát triển trong ngành Công nghệ Sinh học. Để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo ngành Công nghệ Sinh học, các bạn có thể Pocast Hướng nghiệp ngành Công nghệ Sinh học do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
3. Học phí và thời gian đào tạo ngành Công nghệ Sinh học
Học phí của ngành Công nghệ Sinh học phụ thuộc vào từng Trường và từng cấp độ đào tạo khác nhau. Tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, mức học phí ngành Công nghệ Sinh học khoảng 32.000.000 VNĐ/năm. Tuy nhiên, mức học phí này có thể khác nhau tùy vào chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên và chương trình đào tạo của trường. Cụ thể, mức học phí này sẽ dao động trong khoảng sau:
3.1. Bậc đại học:
- Chương trình đại trà: Học phí dự kiến từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng/năm học.
- Chương trình chất lượng cao: Học phí dự kiến từ 45 triệu đồng đến 50 triệu đồng/năm học.
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
3.2. Bậc Cao đẳng - Trung cấp:
- Học phí bậc CĐ - TC: Học phí dự kiến từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học.
- Thời gian đào tạo: từ 2,5 đến 3 năm.
Cùng điểm qua một số trường đào tạo ngành Công nghệ Sinh học chất lượng trên cả nước mà Zunia đã tổng hợp:
- Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. HCM (QST)
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM (QSB)
- Đại học Bách khoa Hà Nội (BKA)
- ...
ZUNIA tổng hợp