Ngành Khoa học đất là gì? Học xong ra trường làm gì?

May 29, 2023 | CHĂN NUÔI- THÚ Y

Khoa học đất được đánh già là ngành học mang tới rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Vậy học ngành Khoa học đất ở trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu? Cơ hội việc làm ra sao? Zunia mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ngành Khoa học đất là gì? Học xong ra trường làm gì?

1. Ngành Khoa học đất là gì?

Khoa học đất (Soil Science) là ngành khoa học khám phá và tìm hiểu về tài nguyên đất trên địa cầu, đối tượng nghiên cứu của ngành học này bao gồm sự hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai.

Bên cạnh đó, ngành Khoa học đất còn xem xét các yếu tố quan trọng như thành phần khoáng chất, hữu cơ, nước, không khí, và sinh vật trong đất, nghiên cứu các quy trình địa chất như địa tầng học, địa chấn, thạch học, thủy văn, và sự tạo hóa.

Mục tiêu của ngành học này là nhằm đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật về lĩnh vực Khoa học đất có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi; có năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Ngành Khoa học đất với mà ngành là: 7440106, mỗi trường sẽ công khai chỉ tiêu, điểm chuẩn và phương thức xét tuyển khác nhau tùy thuộc vào mục đích và định hướng đào tạo. Để hiểu rõ hơn về những tiêu chí này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Khoa học đất từ nguồn tổng hợp của Zunia.

2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học đất cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu về ngành Khoa học đất, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội.

Sinh viên ngành Khoa học đất còn được trang bị các kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phức tạp trong lĩnh vực Khoa học đất theo xu hướng hội nhập quốc tế.

Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Khoa học đất bao gồm: Thổ nhưỡng đại cương, Địa chất học, Đánh giá đất, Đất Việt Nam và xây dựng bản đồ đất, Phân tích đất - nước - phân - cây, Chỉ thị sinh học môi trường, Đánh giá tác động môi trường, Môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hệ thống thông tin địa lý, Thủy nông cải tạo đất, Hệ thống định vị toàn cầu, Suy thoái và phục hồi đất, Quản lý đất nông nghiệp bền vững, Quy hoạch sử dụng đất,...

Ngoài ra, nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về chương trình học của ngành Khoa học đất, bạn có thể tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp được tổ chức bởi các trường đại học. Tại sự kiện này, bạn sẽ có cơ hội được các giảng viên và sinh viên trong ngành Khoa học đất giải đáp các câu hỏi thắc mắc của bạn.

3. Điểm chuẩn ngành Khoa học đất

Khoa học đất là một ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp, được đánh giá là ngành học đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người học. Đây cũng là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành Nông nghiệp. Vậy điểm chuẩn ngành Khoa học đất là bao nhiêu? Trường nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học đất? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam A00, B00, B08, D07 23
Đại học Cần Thơ A00, B00, D07, D08 15.5

Hiện có khá ít trường đào tạo ngành học này, các trường được nêu tên trên đều có chương trình đào tạo chất lượng về ngành Khoa học đất, với giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất trang thiết bị tiên tiến. Ngoài ra, các trường này cũng đem đến nhiều chương trình học bổng và các hoạt động hỗ trợ sinh viên để phát triển kỹ năng và kiến thức toàn diện. Nếu đang quan tâm và muốn theo học ngành Khoa học đất bạn có thể cân nhắc những trường mà Zunia đề cập phía trên nhé!

4. Phương thức xét tuyển ngành Khoa học đất

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Khoa học đất của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023;

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐHQG Hà Nội;

- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12;

- Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và HK1 lớp 12).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường sẽ có thêm các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD & ĐT, Xét kết quả thi SAT,...

5. Học ngành Khoa học đất ra làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học đất, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của các vị trí dưới đây:

- Kỹ sư mô tả, khảo sát, chuẩn đoán và lập bản đồ đất phục vụ cho thiết kế quy hoạch và sử dụng đất cho khu vực đô thị và nông thôn.

- Kỹ sư khảo sát, đánh giá, chuẩn đoán chất lượng, dinh dưỡng, độ phì nhiêu đất và đưa ra bộ giải pháp về cơ cấu cây trồng, loại cây trồng, công thức và chế độ phân bón và các công nghệ mới trong cải tạo và phục hồi độ phì nhiêu đất.

- Kỹ sư khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm các độc chất kim loại năng và hữu cơ trong đất đô thị và nông nghiệp đồng thời đưa ra các bộ giải pháp về xử lý đất ô nhiễm theo hướng an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường sinh thái cho đất nông nghiệp và dân cư.

- Chuyên viên tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty, cơ quan trong và ngoài nước về quản lý đất bền vững, sản xuất và sử dụng phân bón.

- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở các trang trại hoặc nông trại sản xuất cây trồng các loại.

- Chủ cơ sở gia công, chế tạo sản phẩm phân bón các loại; kinh doanh phân bón và vật tư nông nghiệp.

- Kỹ thuật viên phụ trách kỹ thuật phân tích đất, thực vật và phân bón,...

- Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đào tạo chuyên môn về nông nghiệp.

Tóm lại, ngành Khoa học đất mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, ngoài các vị trí được đề cập trên, bạn có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào khối kiến thức, kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Khoa học đất mà Zunia đã tổng hợp, để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ thêm về cơ hội việc làm cũng như xu hướng phát triển của ngành Khoa học đất trong tương lai.

Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Khoa học đất, cũng như có cơ sở để cân nhắc lựa chọn ngành học này trong đợt tuyển sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới.

ZUNIA tổng hợp