Ngành Kiến trúc - ngành học "hào hoa" luôn được săn đón
Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? vẫn đang là nỗi băn khoăn không nhỏ của các bạn Gen-Z. Với những thông tin được Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

1. Mức lương của ngành Kiến trúc
Khi nói đến một nghề nghiệp nào có "hot" hay không thì điều mà mọi người quan tâm nhất là có dễ xin việc làm không và mức lương có cao không, nghĩa là mức lương được coi như một tiêu chuẩn để đo thành công. Vậy kiến trúc sư thành công có phải người nhận lương cao nhất? Cùng Zuina tham khảo các vị trí việc làm dưới đây để có câu trả lời nhé!
- Kiến trúc sư công trình: từ 12 - 18 triệu/tháng;
- Kiến trúc sư quy hoạch: từ 10 - 15 triệu/tháng;
- Kiến trúc sư nội thất: từ 8 - 12 triệu/tháng;
- Kiến trúc sư cảnh quan: từ 10 - 20 triệu/tháng;
- Kiến trúc sư triển khai: từ 9 - 12 triệu/tháng.
- Kiến trúc sư xây dựng: từ 12 - 15 triệu/tháng.
Công việc của kiến trúc sư không có mức lương quá cao nhưng đổi lại là những cơ hội làm việc trong một lĩnh vực thú vị. Bạn cũng có thể cân nhắc làm trong cơ quan nhà nước hay các công ty bên ngoài - mỗi bên đều có những đặc điểm, yêu cầu và mức lương khác nhau. Nghề kiến trúc sư cần sự sáng tạo và có phong cách riêng, không thể vội vàng nên bạn sẽ học hỏi và tự cải thiện không ngừng. Sự ghi nhận và tăng lương, thăng chức sẽ đến khi bạn thực sự xuất sắc, khi tự mình tạo dựng được "thương hiệu cá nhân" cho riêng mình.
2. Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?
Việc theo học tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kiến trúc là lựa chọn của nhiều sinh viên đam mê thiết kế và xây dựng. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, nhiều người vẫn còn đang băn khoăn về hướng đi sự nghiệp của mình. Vậy học ngành Kiến trúc ra trường có những cơ hội và lựa chọn nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc.
2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kiến trúc
Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc, cử nhân có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm trong ngành kiến trúc và các lĩnh vực liên quan. Dưới đây là một số ví dụ về các vị trí công việc mà cử nhân ngành Kiến trúc có thể đảm nhận:
- Kiến trúc sư
- Kiến trúc sư nội thất
- Quản lý dự án
- Giảng viên
- Chuyên viên phát triển bền vững
- Thiết kế đồ họa
- Kỹ sư xây dựng
Ngoài ra, cử nhân còn có thể phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc, như quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan, tư vấn thiết kế và xây dựng, hoặc trở thành chủ doanh nghiệp riêng trong lĩnh vực kiến trúc. Tuy nhiên, để thành công trong ngành này, cử nhân cần phải tiếp tục học hỏi, rèn luyện kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm. Để tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kiến trúc, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!
2.2. Cơ hội việc làm của ngành Kiến trúc
Cử nhân ngành Kiến trúc có thể làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm:
- Các công ty thiết kế kiến trúc
- Các công ty xây dựng
- Các cơ quan, tổ chức liên quan đến kiến trúc
- Trở thành chủ doanh nghiệp
Tuy nhiên, cử nhân Kiến trúc cần phải tìm hiểu và tham gia vào các chương trình tuyển dụng để có thể tìm được việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của mình. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành Kiến trúc, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Kiến trúc do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
3. Ngành Kiến trúc phù hợp với những ai?
Để theo học và làm việc trong ngành Kiến trúc, bạn cần phải hội tụ các tố chất sau:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên, có năng khiếu về vẽ;
- Có niềm đam mê với nghệ thuật, yêu thích sự tìm tòi;
- Năng lực tư duy thẫm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp;
- Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, tạo dựng công trình;
- Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi;
- Có bản lĩnh, kiên định;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc cao.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các sĩ tử có thêm thông tin tổng quan về ngành Kiến trúc và có lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực bản thân.
ZUNIA tổng hợp