Ngành Luật kinh tế: Lương có thật sự cao như lời đồn?

Apr 17, 2023 | LUẬT

Học ngành Luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? Qua những thông tin mà Zunia tổng hợp về ngành Luật kinh tế dưới đây, hi vọng các bạn học sinh sẽ định hướng được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Ngành Luật kinh tế: Lương có thật sự cao như lời đồn?

Ngành Luật kinh tế là một trong những ngành đang “hot” đối với nhiều bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở, nhiều tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai. Vậy học Luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành Luật Kinh tế bao nhiêu? Cùng Zunia giải đáp những thắc mắc này ngay sau đây nhé!

1. Mức lương của ngành Luật kinh tế

Mức lương của ngành Luật kinh tế có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.

Theo trang LuatHoangPhi, mức lương trong ngành Luật kinh tế ở các đơn vị tư nhân dao động như sau:

- Mức lương trung bình theo kinh nghiệm:

+ Sinh viên mới ra trường: từ 4-6 triệu đồng/tháng.

- Người có 1-3 năm kinh nghiệm: từ 6-10 triệu đồng/tháng

- Người có 3-5 năm kinh nghiệm: trên 10 triệu đồng/tháng

- Người có 5-10 năm kinh nghiệm: trên 20 triệu đồng/tháng

- Mức lương trung bình theo vị trí công việc:

+ Luật sư tư vấn: từ 20-30 triệu đồng/tháng

+ Chuyên viên pháp lý: từ 15-20 triệu đồng/tháng

+ Chuyên viên tư vấn thuế: từ 20-30 triệu đồng/tháng

+ Chuyên viên tư vấn đầu tư: từ 15-20 triệu đồng/tháng

+ Giám đốc pháp lý: từ 40-50 triệu đồng/tháng

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?

Ngành Luật kinh tế hiện được các trường Đại học - Cao đẳng chú trọng chất lượng tuyển sinh nhằm đào tạo ra những Cử nhân Luật kinh tế có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm lời tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu tại Podcast Hướng nghiệp Ngành Luật kinh tế mà Zunia đã tổng hợp.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân Luật kinh tế

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh tế có thể làm việc được ở các vị trí như sau:

- Luật sư Kinh tế

- Trợ lý luật sư

- Chuyên viên tư vấn, trợ giúp pháp lý

- Chuyên viên phụ trách dịch vụ pháp lý

- Chuyên viên tư vấn pháp luật

- Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Chuyên viên pháp lý đầu tư kinh doanh

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Luật kinh tế

Ngoài ra, sinh viên có thể thi tuyển làm việc cho Cơ quan nhà nước với vị trí Chuyên viên, Viên chức, Công chức với công việc cụ thể là: Tư vấn pháp lý trong quan hệ kinh tế, đại diện trong quan hệ tố tụng.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế

Cử nhân ngành Luật kinh tế có thể khẳng định năng lực làm việc của mình tại các đơn vị như:

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế khác, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

- Các tổ chức hành nghề luật như: Công ty Luật, Văn phòng luật sư, Văn phòng Công chứng, Trung tâm Trọng tài thương mại, Trung tâm hòa giải thương mại, Trung tâm tư vấn pháp luật,...

- Các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương như các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, văn phòng quản lý thị trường,...

- Các Tổ chức phi Chính phủ, Tổ chức liên chính phủ, Tổ chức quốc tế,...

- Các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Luật kinh tế trong tương lai, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để có cơ hội giải đáp thắc mắc trực tiếp cùng các giảng viên giàu kinh nghiệm trong ngành Luật kinh tế.

3. Ngành Luật kinh tế phù hợp với những ai?

Một vài tố chất dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ xem mình có phù hợp với ngành học và công việc liên quan đến Luật kinh tế hay không:

- Có hứng thú với lĩnh vực kinh tế, thương mại

- Có trí nhớ tốt để ghi nhớ các văn bản, tài liệu, bộ luật kinh tế

- Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề

- Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích logic, tư duy phản biện sắc sảo

- Có trình độ ngoại ngữ cao

- Có trí nhớ tốt, năng động, hoạt ngôn, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng

- Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại

Tóm lại, ngành Luật kinh tế là lựa chọn thích hợp cho những người có đam mê và quan tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh tế và thương mại, có suy nghĩ thấu đáo, trung thực, công bằng, tư duy logic và tư duy phản biện khách quan, có trí nhớ tốt, chăm chỉ, kiên nhẫn và chịu được áp lực công việc cao.

Trên đây là thông tin tổng quan về cơ hội việc làm và mức lương ngành Luật kinh tế, mong rằng, với những chia sẻ này, bạn đã có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Luật kinh tế cho tương lai.

ZUNIA tổng hợp