Tiết lộ mức lương và việc làm ngành Quản lí công nghiệp
Học ngành Quản lí công nghiệp ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? vẫn đang là nỗi băn khoăn không nhỏ của các bạn Gen-Z. Với những thông tin được Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
1. Mức lương của ngành Quản lí công nghiệp
Theo học ngành Quản lí công nghiệp không có nghĩa là sau khi học xong, bạn có thể ngay lập tức trở thành quản lý trong các doanh nghiệp. Bạn vẫn sẽ phải từng bước học hỏi, cọ sát và đạt được thành công theo thời gian. Dù thế, thực tế là ngành này cung cấp rất nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích, tạo cho bạn cơ hội làm việc trong nhiều vai trò, vị trí khác nhau. Theo joboko.com, mức lương cụ thể của từng vị trí cong việc như sau:
- Nhân viên/ chuyên viên mua hàng: từ 10 - 15 triệu/tháng;
- Nhân viên kinh doanh logistics: từ 5 - 12 triệu/tháng khi mới ra trường;
- Nhân viên sales/ nhân viên kinh doanh: từ 4 - 40 triệu/tháng;
- Chuyên viên nhân sự, tuyển dụng: từ 8 - 12 triệu/tháng;
- Nhân viên QA/ QC: từ 7 - 10 triệu/tháng;
- Nhân viên kinh doanh dự án: từ 7 - 12 triệu/tháng;
- Quản lý sản xuất: từ 13 - 20 triệu/tháng.
Những công việc khác dành cho các bạn có bằng Quản lí công nghiệp là trở thành leader, giám sát, quản lý, trưởng phòng hay giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể như quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng hay quản lý kinh doanh, quản lý dự án. Tất cả đều sẽ cần từ 5 - 7 năm kinh nghiệm trở lên trong các vai trò liên quan, các kỹ năng lãnh đạo, thành tích ấn tượng đạt được... Vì thế, việc lựa chọn học ngành Quản lí công nghiệp sẽ là lựa chọn an toàn cho những ai muốn có thu nhập ổn định trong tương lai.
2. Học ngành Quản lí công nghiệp ra trường làm gì?
Trong thời đại công nghiệp hiện đại, ngành Quản lí công nghiệp là một trong những lĩnh vực đang có nhu cầu cao về nhân lực. Việc tốt nghiệp từ các trường đào tạo ngành Quản lí công nghiệp sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và trang bị để có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chính phủ. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học đầy thách thức và tiềm năng phát triển nghề nghiệp thì cùng Zunia tìm hiểu chi tiết hơn về các lợi ích và cơ hội nghề nghiệp mà ngành học này mang lại nhé!
2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Quản lí công nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản lí công nghiệp, bạn có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các vị trí công việc mà bạn có thể đạt được sau khi tốt nghiệp:
- Quản lí sản xuất: đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra suôn sẻ, quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Quản lí chất lượng: đảm bảo chất lượng sản phẩm được đạt đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng, giám sát và đánh giá quá trình sản xuất, đưa ra các phương án cải tiến để tăng cường chất lượng sản phẩm.
- Quản lí dự án: quản lý và điều hành các dự án sản xuất hoặc kinh doanh của công ty, từ đó đảm bảo rằng các mục tiêu dự án được đạt đúng tiến độ và ngân sách.
- Quản lí tài chính: quản lý các hoạt động tài chính của công ty, bao gồm dự báo chi phí và doanh thu, quản lý ngân sách và đưa ra các chiến lược tài chính.
- Quản lí nhân sự: quản lý các hoạt động nhân sự của công ty, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân viên.
- Quản lí chuỗi cung ứng: quản lý quy trình cung ứng, từ việc đặt hàng đến vận chuyển sản phẩm đến khách hàng, đảm bảo rằng mọi quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Đây chỉ là một số ví dụ về các vị trí công việc có thể có sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản lí công nghiệp. Tùy thuộc vào sở thích và khả năng của mỗi người, bạn có thể chọn lựa và phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để tìm hiểu thêm về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Quản lí công nghiệp, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!
2.2. Cơ hội việc làm của ngành Quản lí công nghiệp
Ngành Quản lí công nghiệp là một trong những ngành có nhu cầu về nhân lực cao và cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số cơ hội việc làm của ngành Quản lí công nghiệp:
- Công ty sản xuất
- Công ty tài chính
- Công ty dịch vụ
- Cơ quan chính phủ
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm cơ hội làm việc trong các công ty đa quốc gia, công ty đầu tư và các tổ chức phi chính phủ. Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động, ngành Quản lí công nghiệp đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các sinh viên mong muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành Quản lí công nghiệp, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Quản lí công nghiệp do Zunia sưu tầm và tổng hợp.
3. Ngành Quản lí công nghiệp phù hợp với những ai?
Có những bạn có tố chất phù hợp với ngành này, trong khi ngành khác lại thích hợp với các bạn khác hơn. Khi chọn ngành học, chọn nghề nghiệp, bạn đang đưa ra sự lựa chọn nhưng đồng thời, ngành nghề đó cũng "chọn" bạn. Hãy thử cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp để học Quản lí công nghiệp không trước khi ra quyết định nhé.
- Học tốt các môn tự nhiên.
- Tư duy phản biện, logic.
- Kỹ năng phân tích xuất sắc.
- Giao tiếp tốt.
- Có kỹ năng lãnh đạo, có tầm nhìn.
- Vừa có khả năng bao quát trong khi cẩn thận, chú ý đến chi tiết.
- Chăm chỉ, khả năng phối hợp, làm việc nhóm tốt.
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của một ngành học nhiều triển vọng như quản lý công nghiệp. Dù vậy, bạn cũng hãy nghĩ kỹ trước khi đăng ký nhé. Chúc bạn sớm tìm ra được định hướng và thành công trong ngành học, lĩnh vực bạn yêu thích!
ZUNIA tổng hợp
TUYỂN SINH LIÊN QUAN
-
Công nghệ vật liệu
ĐH Khoa học Tự nhiên HCM
30.400.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
ĐH SP Kỹ thuật Đà Nẵng
16.400.000đ
-
Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu
ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh
13.000.000đ
-
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT (7510206V - Đại học chính quy)
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM
32.000.000đ
-
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU (7510402V - Đại học chính quy)
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM
32.000.000đ