Tư vấn chọn ngành: Vì sao bạn nên học Luật kinh tế?

Apr 17, 2023 | LUẬT

Với sự phát triển không ngừng của kinh tế và sự gia tăng của các vấn đề pháp lý trong quan hệ thương mại, ngành Luật Kinh tế sẽ tiếp tục là ngành học thu hút đông đảo thí sinh. Vậy, có nên theo học ngành này. Cùng Zunia đi tìm lời đáp trong bài viết sau đây nhé!

Tư vấn chọn ngành: Vì sao bạn nên học Luật kinh tế?

1. Tại sao nên chọn ngành Luật kinh tế?

Luật kinh tế từ lâu đã không còn là ngành học lạ lẫm với các bạn học sinh, sinh viên. Song độ hot của Luật kinh tế chưa bao giờ giảm, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi các hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và vô cùng sôi động, cử nhân Luật kinh tế ngày càng có nhiều "đất dụng võ" hơn. Nếu bạn yêu thích và đang muốn theo đuổi ngành học này nhưng lại băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp tương lai, hãy cùng Zunia tìm hiểu 5 lý do nên chọn ngành Luật kinh tế sau đây nhé:

1.1 Ngành học giúp bạn giỏi toàn diện

Học Luật kinh tế, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành luật nói chung kết hợp với kiến thức đặc thù của kinh tế, thương mại nói riêng, ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập vào các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, tư vấn về các vấn đề pháp lý, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tiến hành các hoạt động tố tụng,...

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này còn được trang bị thêm các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để nhận thức và giao tiếp với các đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế rất chú trọng đến đào tạo kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm,… Nhờ đó, cử nhân Luật kinh tế sau khi ra trường có thể nắm chắc kiến thức và các kỹ năng cần thiết để tự tin làm việc và khẳng định vị thế bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

1.2 Cơ hội việc làm rộng mở

Nghề Luật nói chung đều có cơ hội việc làm rộng mở, dễ xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt đối với ngành Luật kinh tế - ngành đang được xếp vào nhóm các ngành thiếu nhân lực với những vị trí công việc vô cùng đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế,…

Đồng thời, theo thống kê của các cơ sở đào tạo Luật kinh tế trên toàn quốc, tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của Cử nhân Luật kinh tế cũng ở mức khá cao. Cụ thể, báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của trường ĐH Luật Hà Nội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm tới 97,94% trên tổng số sinh viên phản hồi, và chiếm 53,62% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp. Ngành Luật kinh tế đang và sẽ chứng tỏ sức hút về đào tạo và cơ hội việc làm trong tương lai.

1.3 Mức thu nhập hấp dẫn

Hầu hết các Cử nhân Luật kinh tế khi ra trường đều có được nghề nghiệp với mức lương cao và ổn định. Thậm chí, ngay cả khi chưa tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật kinh tế đã có thể tận dụng kiến thức được học để làm thêm, tích lũy kinh nghiệm, tăng thu nhập để chi trả tiền học phí.

Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của Luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc Luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân dao động từ 6-20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc, đơn vị làm việc của bạn mà sẽ có mức lương khác nhau.

1.4 Ngành không bao giờ lỗi thời

Tốc độ phát triển của xã hội luôn song hành với sự phát triển của nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nền kinh tế càng được mở rộng lớn mạnh, đòi hỏi hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được đảm bảo chặt chẽ và toàn diện. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến hoạt động kinh tế. Vì vậy, ngành Luật kinh tế sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai, chỉ cần nền kinh tế còn tồn tại, luật kinh kế ắt hẳn sẽ có đất dụng võ.

1.5 Ngành được xã hội coi trọng

Luật kinh tế - ngành được xã hội coi trọng vì nó là một lĩnh vực quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng và trật tự trong các hoạt động kinh tế. Các chuyên gia luật kinh tế sẽ áp dụng các nguyên tắc, quy tắc kinh tế và quy định pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý rủi ro tài chính cho các bên tham gia trong giao dịch kinh tế và hạn chế các hành vi gian lận, trốn thuế và lạm dụng quyền lợi.

Ngoài ra, ngành Luật Kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững bằng cách đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn trong hoạt động kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh.

Đến đây, bạn đã có đủ các thông tin để quyết định có lựa chọn theo học ngành Luật kinh tế hay chưa? Nếu bạn có mong muốn theo học ngành này, hãy cùng Zunia tham khảo thông tin tuyển sinh ngành Luật kinh tế tại các trường Đại học - Cao đẳng trên cả nước để lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhé! Bên cạnh đó, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Luật kinh tế mà Zunia đã tổng hợp để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm của ngành học thời thượng này.

2. Những kỹ năng cần thiết khi chọn ngành Luật kinh tế

Khi chọn ngành Luật kinh tế, bạn cần phải trang bị một số kỹ năng cần thiết để học tập và đi đến thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần có:

- Kiến thức về luật pháp;

- Hiểu biết về kinh tế;

- Kỹ năng tư duy phân tích, giải quyết vấn đề;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng quản lý thời gian và công việc;

- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;

- Khả năng sử dụng tiếng Anh;

- Sự cẩn trọng và tỉ mỉ.

Tóm lại, để theo học ngành Luật kinh tế, bạn cần có hiểu kiến thức về pháp luật, kinh tế, đồng thời cần trang bị các kỹ năng về tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật kinh tế; kỹ năng vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống pháp lý phát sinh trong thực tiễn để thành công trong lĩnh vực này. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm các thông tin về tuyển sinh, cơ hội nghiệp nghiệp của ngành Luật kinh tế, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức, đây là cơ hội để bạn gặp gỡ và giải đáp thắc mắc trực tiếp cùng các giảng viên, chuyên viên tư vấn uy tín trong ngành Luật kinh tế.

ZUNIA tổng hợp