Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7380107
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 25.900.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Trường có nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học như: Học bổng thủ khoa đầu vào, Học bổng khuyến khích học tập, Học bổng tài trợ,...
Ký túc xá: 160.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/02/2024 đến 15/06/2024
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 01/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 320
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 40% |
2. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 30% |
3. Xét tuyển thẳng | 15% |
4. Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG | 15% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 26.0
- Đăng ký xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 26.0.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 26.2.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 25.02
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển theo kết quả điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM năm 2023.
- Điểm chuẩn 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 807.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 804.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 780.
Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD&ĐT.
- Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng trường THPT theo quy định ĐH QG TP.HCM. Điểm chuẩn trung bình 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 26.5.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 26.3.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH QG TP.HCM thí sinh từ 149 trường THPT (theo danh sách của ĐHQG TP.HCM). Điểm chuẩn trung bình năm 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 84.3.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 84.84.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 83.37.
Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG
- Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, …) kết hợp với kết quả học THPT hoặc có chứng chỉ SAT, ACT hoặc bằng tú tài quốc tế (IB), chứng chỉ A-Level.
- Điều kiện đảm bảo:
+ IELTS ≥ 5.0.
+ TOEFL iBT ≥ 35.
+ Cambridge English Scale ≥ 154.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023:
+ Điểm chuẩn quy đổi sử dụng chứng chỉ quốc tế ACT/SAT/IB/A-level: Chuyên ngành Luật kinh doanh: 83; Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 78;Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 78.
+ Điểm chuẩn quy đổi sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tính bằng tổng điểm quy đói của chứng chỉ tiếng Anh nhân hệ số 2 và cộng với điểm trung bình học bạ 5 năm THPT (6 HK): Chuyên ngành Luật kinh doanh: 28.2; Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 28.1.;Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 26.1.
Giới thiệu ngành Luật kinh tế UEL
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM sẽ được trang bị kiến thức cơ bản trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh nói riêng. Đồng thời, sinh viên còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh để tham gia vào thị trường lao động chất lượng cao, phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại, tư vấn, đầu tư giữa các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, chương trình đào tạo Luật kinh tế còn trang bị cho sinh viên tư duy pháp lý, kỹ năng, phẩm chất cần thiết để có thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của kinh tế-xã hội và khả năng tự học tập, nghiên cứu ở các bậc học thạc sĩ và tiến sĩ.
Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị kỹ năng chyên môn và các kỹ năng mềm như đàm phán, soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại; thuyết trình, lập dự án, tư vấn pháp luật …để thích ứng với thực tiễn xã hội. Đồng thời trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khóa, hội thảo, hội nghị, các diễn đàn học thuật của sinh viên nhằm đảm bảo cho sinh viên sẵn sàng làm việc trong môi trường toàn cầu.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế tại Trường có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt, sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài; Các công ty, tập đoàn đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn pháp luật thương mại và đầu tư quốc tế; Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tư pháp (Toà án, Kiểm sát, Công an) hoặc các Phòng/Văn phòng công chứng, Văn phòng Luật sư;…