Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7310205
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 22.150.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá: 200.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 02/04/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 01/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 50
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 70% |
2. Xét học bạ THPT | 15% |
3. Xét tuyển thẳng | 5% |
4. Xét GPA, SAT và IELTS | 10% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 24.92
- Xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Đảm bảo điều kiện: kết quả học tập ≥ 6.5 điểm và hạnh kiếm xếp loại Khá trở lên trong 5 học kì bậc THPT (Không tính HK2 lớp 12).
- Điểm trung bình năm 2023: 24.92 điểm.
Xét học bạ THPT
- Đảm bảo điều kiện: kết quả học tập ≥ 8.96 điểm và hạnh kiếm xếp loại Khá trở lên trong 5 học kì bậc THPT (Không tính HK2 lớp 12).
- Điểm xét tuyển: dựa trên điểm TBC 5 học kì THPT (không tính học kì 2 lớp 12) kết hợp điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 8.6 điểm.
Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các đối tượng thí sinh theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của Học viện.
- Đảm bảo điều kiện: kết quả học tập ≥ 6.5 điểm và hạnh kiếm xếp loại Khá trở lên trong 5 học kì bậc THPT (Không tính HK2 lớp 12).
Xét GPA, SAT và IELTS
- Xét tuyển chứng chỉ quốc tế (IELTS, SAT):
+ IELTS ≥ 6.5 điểm.
+ SAT ≥ 1200/1600 điểm.
- Đảm bảo điều kiện: Kết quả học tập ≥ 8.56 điểm và hạnh kiếm xếp loại Khá trở lên trong 5 học kì bậc THPT (Không tính HK2 lớp 12).
Giới thiệu ngành Quản lý xã hội AJC
Sinh viên khi theo học chuyên ngành Quản lý xã hội tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức để có khả năng tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội về lãnh đạo, quản lý xã hội; trực tiếp tham gia quản lý những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thuộc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Đặc biệt, sinh viên chuyên ngành Quản lý xã hội sẽ học rất nhiều lý môn lý thuyết liên quan chính trị, pháp luật, xã hội,… Ngoài việc học lý thuyết thì sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi thực tế, tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi liên quan của ngành, của trường… Do đó, sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức cũng như có nghiệm thực tế về công việc sau này.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Cán bộ chuyên trách hành chính văn phòng tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước từ Trung ương đến địa phương; Thư ký tổng hợp, cán bộ văn thư tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; Chuyên viên hành chính, quản lý tại các bộ phận tham mưu, cố vấn, trợ lý cho các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước; Giảng viên tại các trường/ học viện chính trị của Nhà nước;…