Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hà Nội

Hà Nội |   https://daotaoajc.edu.vn/

Báo chí Quan hệ công chúng…. | Mạng xã hội   icon_share_fb icon_share_zalo icon_share_youtube

Mạng xã hội

icon_share_fb icon_share_zalo icon_share_youtube
  • 32

    NGÀNH ĐÀO TẠO

  • 2.400

    TUYỂN SINH 2024

  • 04

    PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

  • 92.8%

    SINH VIÊN CÓ VIỆC LÀM

20 Ngành đang tuyển sinh

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Academy of Journalism and Communication - AJC) được thành lập ngày 16-01-1962 trên cơ sở hợp nhất 03 trường: Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân. Hơn 60 năm thành lập, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng; đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành báo chí, tuyên truyền và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác;... nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và góp phần vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sứ mệnh: Là trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có sứ mệnh nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- Tầm nhìn 2050: Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành cơ sở hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí và truyền thông. Học viện không ngừng phấn đấu trở thành trường đại học có uy tín học thuật trong khu vực và trên thế giới.

- Giá trị cốt lõi: 

Đoàn kết: là nền tảng để tập trung sức mạnh, thống nhất ý chí và hành động, hướng tới mục tiêu chung và chiến lược phát triển của Học viện.- Dân chủ: là môi trường cùng tham gia, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong mọi hoạt động của Học viện.

Đổi mới: là phương thức và động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện, không ngừng của Học viện.

Chất lượng: là mục tiêu cao nhất trong mọi hoạt động của nhà trường, hướng tới xây dựng văn hóa và truyền thống chất lượng.

Cống hiến: là thước đo, lối sống và lý tưởng của mọi cán bộ hướng tới thành công của người học và sự phát triển của nhà trường.

  • CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

    Năm 2024, Tổng chỉ tiêu Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh: 2.400 chỉ tiêu. Trong đó: Tuyển sinh đại học chính quy cấp bằng đại học thứ nhất: 2.050 chỉ tiêu; Tuyển sinh đại học chính quy cấp bằng đại học thứ hai: 350 chỉ tiêu (có thông báo riêng). Các ngành đào tạo của Học viện được phân thành 04 nhóm ngành với 3 phương thức xét tuyển

  • PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

    Với 2.400 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 cho 32 ngành đào tạo đại học chính quy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện xét tuyển dựa trên 04 phương thức sau: Xét học bạ (15% chỉ tiêu); Xét tuyển kết hợp (15% chỉ tiêu); Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (70% chỉ tiêu); Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ (từ 2 - 5 chỉ tiêu/ngành). Điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT là thí sinh phải có kết quả xếp loại học lực 5 học kì bậc THPT đạt ≥ 6.5 và hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

  • HỌC PHÍ & HỌC BỔNG

    Năm học 2024-2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện lộ trình tăng học phí cho theo hướng dẫn của Chính phủ và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cụ thể mức học phí đối với các nhóm ngành sẽ dao động từ 506.900 VNĐ/tín chỉ đối với hệ đào tạo đại trà và từ 1.058.200 VNĐ/tín chỉ đối với hệ đào tạo chất lượng cao. Riêng các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị sẽ được miễn học phí. Ngoài ra, Học viện Báo chí Tuyên truyền còn dành nhiều suất học bổng cho tân sinh viên nhập học.

  • ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

    Tính đến năm 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 413 cán bộ. Trong đó có 242 căn bộ là giảng viên, gồm có 1 giáo sư, 40 Phó giáo sư, 82 Tiến sĩ, 226 Thạc sĩ, 42 Cử nhân, 22 khác. Ngoài ra, Trường cũng mời các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và bảo chỉ, truyền thông. Nhằm tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án. Ngoài ra, Học viện còn có hơn 50 giảng viên thỉnh giảng là các các nhà báo TBT, PTBT, BTV,...

  • KÝ TÚC XÁ & CÂU LẠC BỘ

    Ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Địa chỉ: số 89 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) gồm 4 toà nhà khác nhau với gần 1500 cỗ ở cho sinh viên cả trong và ngoài nước với mức phí khoảng 1.000.000 đồng/học kì bao gồm cả tiền điện, nước. KTX còn có tổng cộng 32 phòng chất lượng cao, với mức chi phí từ 1.600.000 đồng/tháng đến 1.800.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Học viện hông ngừng phát triển nhiều mô hình câu lạc bộ, đội, nhóm nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên.

  • THƯ VIỆN

    Trung tâm Thông tin khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (địa chỉ: tòa nhà A2, số 36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) ngày càng được đầu tư hiện đại với 15.000 đầu sách và gần 250 loại báo, tạp chí có thể phục vụ cùng một lúc hàng trăm độc giả; đồng thời, Thư viện được số hóa, kết nối với hệ thống thư viện quốc gia và một số thư viện của các trường đại học trên thế giới nhằm mục đích phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của các cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện.

school_contact_picture