Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7210210
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 13.500.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học
Ký túc xá:
Tiện ích: Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 03/04/2024 đến 19/05/2024
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 12
1. Xét tuyển thẳng | 10% |
2. Kỳ thi đầu vào do trường tổ chức | 90% |
Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng với các đối tượng thí sinh sau:
+ Thí sinh đạt giải chuyên nghiệp cấp quốc gia, quốc tế, từ giải Ba trở lên (đơn ca độc tấu) đúng chuyên ngành dự thi tại Nhạc viện. Thời gian được tính không quá 4 năm cho đền thời điểm nộp hồ sơ.
+ Tốt nghiệp bậc Trung cấp tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh: Điểm thi tốt nghiệp chuyên môn ≥ 9.0, xếp loại tốt nghiệp từ Giỏi trở lên, quá trình rèn luyện toàn khóa từ Tốt trở lên; Thi bậc Đại học đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp (chỉ tính năm liền kề).
- Ưu tiên xét tuyển các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên căn cứ theo quy chế tuyển sinh và thông tư của Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Kỳ thi đầu vào do trường tổ chức
Thực hiện tuyển sinh đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc Trung cấp (Điểm thi tốt nghiệp môn Văn, Sử, Địa ≥ 5; Hoặc học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).
Thí sinh thi tuyển: Năng khiếu 1 (Chuyên môn) chiếm hệ số 2 và Năng khiếu 2 (Kiến thức) có hệ số 1:
- Chuyên môn: Thực hành Diễn tấu theo các thể loại nhạc quy định. Điểm sàn là: 7,0 điểm.
- Kiến thức:
+ Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản.
+ Xướng âm đơn điệu.
+ Điểm sàn: Trung bình các môn thi là 4,0 (trong đó không có môn thi nào dưới 3,0 điểm).
Điểm chuẩn trung bình năm 2022 các chuyên ngành từ 21 - 22 điểm.
Giới thiệu ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống HCMCONS
Sinh viên theo học chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Mã ngành: 7210210) tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn, kỹ thuật, kỹ năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp trở thành nhạc công chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn làm nhạc như: Nhạc sĩ; Nhà soạn nhạc; Người biểu diễn: nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ các ca sĩ, làm ca sĩ; Những nhà xây dựng nên chương trình ca nhạc như nhà tài trợ, nhà quảng cáo, kỹ thuật viên âm nhạc; Nhà kinh doanh âm nhạc như kinh doanh phòng thu âm, hãng thu âm, nhà cung cấp dụng cụ âm nhạc; Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục liên quan đến các loại nhạc cụ; Làm việc trong các cơ quan truyền hình, xuất bản âm nhạc; ...
Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập tại các đoàn nghệ thuật, sở văn hóa hoặc làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, trung tâm đào tạo âm nhạc trên cả nước.