Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7140114
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 9.800.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá: 180.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 10/05/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 60
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 40% |
2. Xét học bạ THPT | 10% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 30% |
4. Xét tuyển thẳng | 20% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 23.1
Xét học bạ THPT
Sử dụng kết quả học tập THPT trong 06 học kỳ (lớp 10, 11 và 12) của 03 môn học để xét tuyển.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 27.84
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hoặc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức và có kết quả môn Toán ≥ 5,0 điểm, đồng thời phải thỏa một trong hai điều kiện sau:
+ Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi
+ Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
- Điểm hai môn còn lại lấy kết quả học tập ở THPT.
Xét tuyển thẳng
- Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
- Xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên tốt nghiệp THPT năm 2023 và có học lực lớp 12 chuyên xếp loại giỏi trở lên và đạt các điều kiện sau:
+ HSG quốc gia hoặc đội tuyển cuộc thi KHKT cấp quốc gia.
+ Đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi HSG do cấp tỉnh trở lên tổ chức.
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ B2 trở lên hoặc tương đương.
+ Học lực năm học lớp 10 và 11 chuyên đạt học sinh giỏi.
Giới thiệu ngành Quản lý giáo dục HCMUE
Sinh viên theo học ngành Quản lý giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Bảo đảm kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, sinh viên còn được hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lý giáo dục ở các cơ sở văn hóa - giáo dục, các tổ chức kinh tế - xã hội; có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục; phát triển kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Quản lý giáo dục có nhiều cơ hội làm việc trong những vị trí công tác như: Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục; Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ; Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục (các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…); Giảng viên chuyên ngành Quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Tư vấn viên về lĩnh vực Giáo dục trong các tổ chức, công ty;…