Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7310302
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 20.000.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá: 140.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 55
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 40% |
2. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 30% |
3. Xét tuyển thẳng | 15% |
4. Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG | 5% |
5. Xét GPA, SAT và IELTS | 10% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 22.0
- Xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điểm trung bình năm 2023: 22.0 (A01, D04), 25.25 (C00), 24.15 (D01), 24.2 (D78).
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) còn hiệu lực của:
- Đại học Quốc gia Hà Nội: ≥ 80/150 điểm.
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: ≥ 750/1200 điểm.
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:
- Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT (gồm cả đối tượng là học sinh dự bị đại học dân tộc và người nước ngoài).
- Quy định đặc thù và hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN.
Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (IELTS ≥ 5.5, TOEFL iBT, HSK và HSKK, JLPT, TOPIK II) và tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển ≥ 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).
Xét GPA, SAT và IELTS
- Xét tuyển chứng chỉ quốc tế (A-Level, SAT, ACT).
+ A-Level ≥ 60/100 điểm (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).
+ SAT ≥ 1100/1600 điểm.
+ ACT ≥ 22/36 điểm.
Giới thiệu ngành Nhân học USSHVNU
Chương trình đào tạo ngành Nhân học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội chú trọng trang bị cho sinh viên tri thức và kỹ năng chuyên nghiệp, hiện đại để trở thành những nhà Nhân học có đóng góp tích cực, hiệu quả và có trách nhiệm cho cộng đồng, xã hội và đất nước.
Sinh viên theo học ngành Nhân học tại Trường sẽ được trang bị những kiến thức về lý luận, phương pháp nghiên cứu các chuyên ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành nhân học như vấn đề dân tộc, tôn giáo, đô thị, văn hóa dân tộc người… Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức cơ bản, có khả năng ứng dụng tri thức nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Nhân học có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện; Viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ; Cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội;…