Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội
Hà Nội | https://www.ussh.vnu.edu.vn/
Báo chí, Quan hệ công chúng…. | Mạng xã hội
-
27
NGÀNH ĐÀO TẠO
-
2.300
TUYỂN SINH 2024
-
05
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
-
917
SUẤT HỌC BỔNG
20 Ngành đang tuyển sinh
-
Báo chí
Đại học - Chính quy
135 chỉ tiêu
A01, C00, D01, D04, D78
25.5 điểm
-
Quan hệ công chúng
Đại học - Chính quy
80 chỉ tiêu
C00, D01, D04, D78
28.78 điểm
-
Tâm lý học
Đại học - Chính quy
115 chỉ tiêu
A01, C00, D01, D04, D78
27.0 điểm
-
Quốc tế học
Đại học - Chính quy
115 chỉ tiêu
A01, C00, D01, D04, D78
24.0 điểm
-
Văn học
Đại học - Chính quy
90 chỉ tiêu
C00, D01, D04, D78
26.8 điểm
-
Việt Nam học
Đại học - Chính quy
50 chỉ tiêu
C00, D01, D04, D78
26.0 điểm
-
Lịch sử
Đại học - Chính quy
80 chỉ tiêu
C00, D01, D04, D78
27.0 điểm
-
Công tác xã hội
Đại học - Chính quy
65 chỉ tiêu
A01, C00, D01, D04, D78
23.75 điểm
-
Khoa học quản lý
Đại học - Chính quy
110 chỉ tiêu
A01, C00, D01, D04, D78
23.5 điểm
-
Quản trị khách sạn
Đại học - Chính quy
100 chỉ tiêu
A01, D01, D78
25.0 điểm
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội (VNU University of Social Sciences and Humanities – VNU-USSH) ngày nay là sự tiếp nối lịch sử của Đại học Văn khoa mùa Thu sao vàng tháng Tám, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và đang hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến với sứ mệnh "đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học xã hội và nhân văn". Trong 75 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Sứ mệnh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Giá trị cốt lõi và khẩu hiệu hành động: Tiên phong – Sáng tạo – Chất lượng cao – Trình độ cao.
- Tầm nhìn 2035: Phát huy thế mạnh của một trường đại học khoa học cơ bản, tập trung nguồn lực xây dựng Trường ĐHKHXH&NV thành một trường đại học nghiên cứu, đa ngành và liên ngành với đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu ngành; phát triển một số ngành, chuyên ngành đào tạo mới, tiên phong đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản của đất nước đạt trình độ khu vực và quốc tế; xếp vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á và nhóm 500 đại học của thế giới.
- Triết lý giáo dục: "GIÁO DỤC KHAI PHÓNG" - LIBERAL EDUCATION.
-
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội thông báo tuyển sinh 2.300 bậc đại học chính quy, tăng 15% so với năm 2023. Với đối tượng, điều kiện tuyển sinh là người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương và có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.
<p style="text-align: justify;">Vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/3/2024 và Quyết định số 765/QĐ-ĐHQGHN ngày 11/3/2024 về việc giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, thạc sĩ chính quy, tiến sĩ và các hệ đào tạo khác.</p> <p style="text-align: justify;">Theo đó, năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (VNU-USSH) tuyển sinh <strong>2.300 chỉ tiêu</strong> bậc đại học chính quy, tăng 15% so với năm 2023. Về tuyển sinh bậc thạc sĩ chính quy, nhà trường có 300 chỉ tiêu; tuyển sinh bậc tiến sĩ có 120 chỉ tiêu.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, VNU-USSH có 250 chỉ tiêu tuyển sinh cho chương trình đào tạo đại học thứ hai (bằng kép), 300 chỉ tiêu tuyển sinh hệ Vừa học vừa làm, 140 chỉ tiêu tuyển sinh hệ Trung học phổ thông chuyên.</p> <p style="text-align: justify;">Nhà trường sẽ phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo và công bố Đề án tuyển sinh năm 2024 theo thời gian quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có quy mô đào tạo 11 ngàn người học thuộc 27 ngành học bậc cử nhân (năm 2024 dự kiến mở thêm ngành Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng); 36 ngành học bậc thạc sĩ; 30 chuyên ngành tiến sĩ; và các hệ đào tạo đại học thứ hai, Vừa học vừa làm, Trung học phổ thông chuyên.</p>
-
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Năm 2024, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội thực hiện tuyển sinh cho 27 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy theo 05 phương thức xét tuyển, bao gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù và hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN; Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (HSA); Xét tuyển chứng chỉ quốc tế; Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
<p style="text-align: justify;">Năm 2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội thực hiện tuyển sinh theo <strong>05 phương thức xét tuyển</strong> như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phương thức 1</strong> (mã phương thức: 301): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT (gồm cả đối tượng là học sinh dự bị đại học dân tộc và người nước ngoài);</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phương thức 2</strong> (mã phương thức: 303): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù và hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phương thức 3</strong> (mã phương thức: 401): Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) còn hiệu lực của Đại học Quốc gia Hà Nội;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phương thức 4</strong> (mã phương thức: 500): Xét tuyển chứng chỉ quốc tế (A-Level, SAT, ACT); Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (IELTS, TOEFL iBT, HSK và HSKK, JLPT, TOPIK II); Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) còn hiệu lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;</p> <p style="text-align: justify;">- <strong>Phương thức 5</strong> (mã phương thức: 100): Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.</p>
-
HỌC PHÍ & HỌC BỔNG
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội thực hiện lộ trình tăng học phí thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP với mức học phí năm học 2024 - 2025 (dự kiến) như sau: Các chương trình đào tạo chuẩn có mức thu học phí từ 20.000.000đồng/năm học - 35.000.000đồng/năm học. Ngoài ra, Trường còn trao tặng nhiều suất học bổng hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Trường như: Học bổng Khuyến khích học tập, Chính sách miễn giảm học phí,...
<p style="text-align: justify;">- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội áp dụng mức học phí năm học 2024 – 2025 ( dự kiến) như sau: Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ các chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng) có mức thu học phí từ <strong>20.000.000đồng/năm học </strong>-<strong> 35.000.000đồng/năm học</strong>. Lộ trình tăng học phí thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, Trường còn trao tặng nhiều suất học bổng hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Trường như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ <strong>Học bổng Khuyến khích học tập:</strong> Kỳ 1: 347 suất, kỳ 2 (dự kiến): 570 suất.</p> <p style="text-align: justify;">+ <strong>Miễn giảm học phí:</strong> Trường thực hiện Chính sách miễn giảm từ 50% - 100% học phí đối với các đối tượng sinh viên ưu tiên và sinh viên có kết quả học tập tốt.</p> <p style="text-align: justify;">+ <strong>Hỗ trợ chi phí học tập</strong> theo Nghị định 66: khoảng 1.019.160 đồng/1 kỳ.</p> <p style="text-align: justify;">+ <strong>Trợ cấp khó khăn:</strong> mỗi suất trị giá là 1.000.000 đồng.</p>
-
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Tính đến nay, đội ngũ cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội gồm có 347 cán bộ, giảng viên, trong đó có: 13 Giáo sư và 70 Phó Giáo sư, 195 Tiến sĩ, 67 Thạc sĩ, 02 trình độ Đại học. Trường luôn ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và định hướng phát triển đại học nghiên cứu, tự chủ, sáng tạo, kết nối và khởi nghiệp.
<p style="text-align: justify;">- Tính đến nay, đội ngũ cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội gồm có 347 cán bộ, giảng viên, trong đó có: <strong>13 Giáo sư và 70 Phó Giáo sư</strong>, <strong>195 Tiến sĩ</strong>, 67 Thạc sĩ, 02 trình độ Đại học. </p> <p style="text-align: justify;">- Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường là những người có bản lĩnh, giàu năng lực và tư duy sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu; nắm vững các phương pháp, quan điểm, cách thức tiếp cận tiên tiến trong giảng dạy, nghiên cứu. Giảng viên của Nhà trường vừa có năng lực chuyên môn giỏi vừa có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo để tham gia vào các chương trình giảng dạy, trao đổi học thuật, phối hợp nghiên cứu và đối thoại khoa học quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, Trường luôn ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và định hướng phát triển đại học nghiên cứu, tự chủ, sáng tạo, kết nối và khởi nghiệp.</p>
-
KÝ TÚC XÁ & CÂU LẠC BỘ
Đại học Quốc gia Hà Nội sở hữu 03 ký túc xá (KTX Mễ Trì, Mỹ Đình, Ngoại ngữ) do Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên quản lý với hơn 6000 chỗ ở, trong đó ưu tiên quỹ nhà ở dành cho sinh viên năm thứ nhất là 1700 chỗ. Mỗi phòng rộng 42m2, có 2 nhà vệ sinh khép kín, trang bị sẵn bình nóng lạnh, tủ và bàn ghế học tập cá nhân cực kì thuận tiện cho sinh viên học tập. Ngoài ra, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Trường đã thành lập được hơn 16 Câu lạc bộ nhằm tạo môi trường để sinh viên phát triển toàn diện.
<p style="text-align: justify;">- Đại học Quốc gia Hà Nội sở hữu <strong>03 ký túc xá</strong> (KTX Mễ Trì, Mỹ Đình, Ngoại ngữ) do Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên quản lý với hơn <strong>6000 chỗ ở</strong>, trong đó ưu tiên quỹ nhà ở dành cho sinh viên năm thứ nhất là 1700 chỗ. Mỗi phòng rộng 42 m2, có 2 nhà vệ sinh khép kín, trang bị sẵn bình nóng lạnh, tủ và bàn ghế học tập cá nhân cực kì thuận tiện cho sinh viên học tập và hoạt động ngoại khóa.Phòng ở đều dành cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học của các đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học khoa học Tự nhiên và Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Ngoài ra KTX Mễ Trì còn có Nhà ở cho sinh viên và chuyên gia nước ngoài đến học tập và làm việc tại ĐHQGHN.</p> <p style="text-align: justify;">- Tính đến hiện tại, Đoàn thanh niên- Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội đã thành lập, tổ chức được hơn <strong>16 Câu lạc bộ</strong>/Đội/Nhóm, bao gồm các nhóm chính sau: nhóm học thuật, nghiên cứu; nhóm tình nguyện, hoạt động xã hội; nhóm nghệ thuật - thể thao; nhóm tổ chức, thiết kế hoạt động. Đây là cơ hội để sinh viên theo học tại trường có cơ hội học tập và phát triển bản thân.</p>
-
THƯ VIỆN
Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội nằm tại địa chỉ tầng 5, tòa nhà A của Trường. Thư viện được xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons của Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) với khu vực hành lang ngoài và 7 khu vực chức năng khác trong Thư viện cùng trang bị nhiều thiết bị an ninh, Scan - Số hóa, Phần mềm Thư viện hiện đại,... để phục vụ nhu cầu của bạn đọc.
<p style="text-align: justify;">- Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội nằm tại địa chỉ <strong>tầng 5, tòa nhà A của Trường</strong>; mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày).</p> <p style="text-align: justify;">- Thư viện Trường với nhiều hệ thống máy móc hoạt động trên nền tảng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) - công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Công nghệ RFID có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ mã vạch, khi công nghệ mã vạch - là công nghệ định danh trực diện (line-of-sight technology), máy đọc cần phải tiếp xúc trực tiếp đối tượng ở khoảng cách gần để nhận dạng. Đối với công nghệ RFID, đầu đọc có thể xác định đối tượng ở khoảng cách xa trong môi trường không gian 3 chiều (3D).</p>