Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7510104
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 15.900.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều suất học bổng khuyến khích học tập và học bổng du học có giá trị cao dành cho sinh viên theo học tại Trường.
Ký túc xá:
Tiện ích: Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 01/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 220
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 50% |
2. Xét học bạ THPT | 40% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 8% |
4. Xét tuyển thẳng | 2% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 16.0
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điểm trung bình năm 2023:
+ Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật XD Cầu đường bộ: 16.0 điểm.
+ Chuyên ngành Hạ tầng giao thông đô thị thông minh: 16.0 điểm.
+ Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật XD Cầu đường bộ (học tại Vĩnh Phúc): 16.0 điểm.
+ Chuyên ngành Thanh tra và quản lý công trình giao thông: 16.0 điểm.
- Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07.
Xét học bạ THPT
- Xét học bạ theo các tổ hợp A00, A01, D01, D07.
- Điểm trung bình năm 2023:
+ Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật XD Cầu đường bộ: 20.0 điểm.
+ Chuyên ngành Hạ tầng giao thông đô thị thông minh: 20.0 điểm.
+ Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật XD Cầu đường bộ (học tại Vĩnh Phúc): 20.0 điểm.
+ Chuyên ngành Thanh tra và quản lý công trình giao thông: 20.0 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
- Điểm đủ điều kiện trúng tuyển cho tất cả các ngành/chuyên ngành năm 2023: 16.0 điểm.
Xét tuyển thẳng
Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông UTT
Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo CTĐT của các Trường đại học có uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường. Đồng thời tham khảo CTĐT của một số trường đại học có uy tín của một số nước tiên tiến trên thế giới, như trường đại học Gunma, Hiroshima - Nhật Bản, Đại học tổng hợp Kỹ thuật Giao thông đường bộ Matxcova (MADI), Đại học Valenciennes, Đại học Cergy-Pontoise, Viện khoa học ứng dụng quốc gia Pháp.
Nội dung đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng mà còn đào tạo đầy đủ quy trình xây dựng công trình giao thông từ thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình, quản lý dự án; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành; thiết bị thực hành – thí nghiệm mới, hiện đại và đồng bộ.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Kỹ sư khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát các dự án hay chuyên viên, chuyên gia tư vấn, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng giao thông, dân dụng và công nghiệp…; Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học;…