Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7310101
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 9.800.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá:
Tiện ích: Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 30/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 175
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 60% |
2. Xét học bạ THPT | 30% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 4% |
4. Xét tuyển thẳng | 3% |
5. Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG | 3% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 17.0
- Xét tuyển kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điều kiện đảm bảo: Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường quy định.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 17.0 điểm.
Xét học bạ THPT
- Xét tuyển kết quả học tập THPT năm lớp 12.
- Điều kiện đảm bảo: Tổng điểm 03 môn trong tổ hợp môn xét tuyển ≥ 16.5 điểm.
- Điểm chuẩn năm 2023: 21.0 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét kết quả thi Đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy năm 2023 do cơ sở đào tạo khác tổ chức.
- Điều kiện đảm bảo: điểm xét tuyển ≥ 50% tổng điểm bài thi.
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG
- Xét tuyển Chứng chỉ quốc tế và kết hợp một trong 02 yếu tố sau:
+ Kết quả thi tốt nghiệp THPT;
+ Kết quả học tập bậc THPT (học bạ).
- Điều kiện đảm bảo: IELTS ≥ 5.0; TOEFL iBT ≥ 77; TOEIC ≥ 700; HSK ≥ HSK3; Tiếng Nhật ≥ N4.
Giới thiệu ngành Kinh tế DHHP
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế của trường Đại học Hải Phòng sẽ cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học ứng dụng, có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế, có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội; có khả năng nghiên cứu và học tập ở bậc cao hơn. Bên cạnh đó, ngoài các kiến thức tổng quan về Kinh tế học thì sinh viên còn đào tạo các kiến thức chuyên sâu như các chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Thương mại quốc tế...
Sau tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng, kiến thức và cơ hội làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước từ trung ương tới địa phương, những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng, làm việc tại các trường Đại học, viện nghiên cứ, hoặc thậm chí làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể, hoặc thậm chí làm ở các tổ chức quốc tế, phi chính phủ,… Nếu như sinh viên muốn đi sâu hơn về lĩnh vực kinh tế, thì sinh viên hoàn toàn có thể tiếp tục học ở các bậc sau đại học ở trong hoặc ngoài nước, học những chuyên ngành như: Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế và Quản lý công; Kinh tế Tài chính - Ngân hàng,…