Kỹ thuật điện tử viễn thông

Đại học Bách Khoa HCM

Đại học , Chính quy , Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu: 670 Học phí: 30.000.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7520207

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 30.000.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Qũy học bổng lên đến 50 tỷ đồng

Ký túc xá: 550.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/05/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 18/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 670

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 15%
2. Xét học bạ THPT 10%
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia 55%
4. Xét tuyển thẳng 20%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 66.59

Tổ hợp môn: A00: 66.59 A01: 66.59

Điểm xét tuyển phương thức kết hợp được tính như sau:

ĐIỂM XÉT TUYỂN (ĐXT) = [Điểm ĐGNL quy đổi] x 70% ĐXT + [Điểm TN THPT quy đổi] x 20% ĐXT + [Điểm học tập THPT] x 10% ĐXT + [Điểm Văn thể mỹ, hoạt động xã hội, năng lực khác, Điểm khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên (nếu có)].

- Điểm tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ 20% ĐXT.

- Điểm TN THPT quy đổi = [Điểm TN THPT theo tổ hợp đăng ký] x 3.

- Điểm chuẩn là tổng điểm của 3 thành tố: Điểm thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức; Điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ được tính theo công thức trên.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 66.59

Xét học bạ THPT

- Điểm học tập THPT chiếm 10% ĐXT.

- Điểm học tập THPT = Tổng (Điểm tổng kết năm học học tập THPT theo tổ hợp đăng ký) cả 03 năm lớp 10, 11, 12.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Điểm của bài thi đánh giá năng lực chiếm 70% ĐXT.

- Điểm ĐGNL quy đổi = [Điểm ĐGNL] x 90 / 990.

Xét tuyển thẳng

- Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM: 1-5% tổng chỉ tiêu.

- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM: 10-15% tổng chỉ tiêu.

Giới thiệu ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông HCMUT

Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông (Mã ngành: 108) tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM là đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao, có thể hiểu rõ các nguyên lý hoạt động của các mạng viễn thông, hệ thống thông tin, IoT, có khả năng khai thác vận hành, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử - viễn thông, có thể nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ viễn thông, công nghệ vi mạch, bán dẫn, xử lý tín hiệu và thông tin trong công nghiệp và dân dụng.
Nội dung chương trình đào tạo của ngành bao gồm các môn học liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.
Các kỹ sư ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, ....

TUYỂN SINH KHÁC CỦA TRƯỜNG

SỰ KIỆN CỦA TRƯỜNG

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z