Luật kinh tế

ĐH Lao động - Xã hội

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 100 Học phí: 17.880.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7380107

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 17.880.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.

Ký túc xá: 125.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 06/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 100

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 50%
2. Xét học bạ THPT 45%
3. Xét tuyển thẳng 5%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 23.05

Tổ hợp môn: A00: 23.05 A01: 23.05 D01: 23.05

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đảm bảo:

+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;

+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1,0 điểm;

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 23.05 điểm.

Xét học bạ THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT.

- Điều kiện đảm bảo: Điểm TBC của 05 học kỳ ≥ 18.0 điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm chuẩn năm 2023: 24.49 điểm

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giới thiệu ngành Luật kinh tế ULSA

Ngành Luật kinh tế (Mã ngành: 7380107) là ngành học thuộc bộ phận pháp luật về kinh tế, các luật về kinh tế ra đời để nhằm đảm bảo các vấn đề về quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Lao động - Xã hội sẽ được trang bị những kiến thức cùng các kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, các khả năng nghiên cứu cũng như xử lý vấn đề thực tiễn diễn ra trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức luật tổng quan ở hầu hết các lĩnh vực như: luật kinh tế, hôn nhân gia đình, hình sự tội phạm, luật thừa kế tài sản, luật môi trường,... Những môn học chính mà sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được học, bao gồm: Luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, luật cạnh tranh, pháp luật doanh nghiệp, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phá sản và giải quyết tranh chấp trong các hoạt động kinh doanh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cùng thủ tục đầu tư, luật đầu tư, luật kinh doanh bất động sản và luật về đầu tư xây dựng,...
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Luật kinh tế có thể đảm nhận được các công việc ở nhiều vị trí như: Chuyên gia tư vấn pháp lý, chuyên phân tích, đánh giá và giải quyết những vấn đề có thể phát sinh đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh; Chuyên viên pháp lý, dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc làm luật sư; Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp và tư vấn pháp luật; Nghiên cứu chuyên sâu và tham gia giảng dạy về luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục;…

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z