Công nghệ thông tin

ĐH Lao động - Xã hội

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 120 Học phí: 17.880.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7480201

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 17.880.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.

Ký túc xá: 125.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 06/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 120

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 50%
2. Xét học bạ THPT 45%
3. Xét tuyển thẳng 5%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 23.1

Tổ hợp môn: A00: 23.1 A01: 23.1 D01: 23.1

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đảm bảo:

+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;

+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1,0 điểm;

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 23.1 điểm.

Xét học bạ THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT.

- Điều kiện đảm bảo: Điểm TBC của 05 học kỳ ≥ 18.0 điểm, bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm chuẩn năm 2023: 24.16 điểm.

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin ULSA

Ngành Công nghệ thông tin (Mã ngành: 7480201) là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Đây là ngành học không chỉ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người.
Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Lao động - Xã hội sẽ được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng; Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng; Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI, …; Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA); Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện Công nghệ thông tin; Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX);…

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z