CNKT Điều khiển và tự động hóa

ĐH Công nghiệp Việt Trì

Đại học , Chính quy , Phú Thọ

Chỉ tiêu: 50 Học phí: 16.400.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7510303

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 16.400.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Miễn giảm 50-100% học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập.

Ký túc xá: 100.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 18/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 50

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 33%
2. Xét học bạ THPT 60%
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia 5%
4. Xét tuyển thẳng 2%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 15

Tổ hợp môn: A00: 15 A01: 15 D01: 15

- Dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Tổ hợp xét tuyển: A00; A01; D01; A21.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2022 là: 15.

Xét học bạ THPT

- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 trở về trước hoặc tốt nghiệp THPT trong năm 2023.

- Tổng điểm trung bình (TĐTB) của 3 môn học theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển trong năm học lớp 12.

- TĐTB năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12 của 3 môn tổ hợp xét tuyển.

- Ngưỡng điểm đầu vào năm 2023 là ≥ 20 điểm.

- Tổ hợp xét tuyển: A00; A01; D01; A21.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2023.

- Ngưỡng điểm đầu vào năm 2023 ≥ 50 điểm.

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các đối tượng thí sinh theo quy chế của Bộ GD-ĐT.

Giới thiệu ngành CNKT Điều khiển và tự động hóa VUI

Tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, những sinh viên có nguyện vọng học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã ngành: 7510303) sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành: Khối kiến thức về thiết bị tự động như: role, các cảm biến công nghệ cao, các cơ cấu chấp hành, các thiết bị khí nén thủy lực, và các thiết bị liên quan; Khối kiến thức về kỹ năng lập trình điều khiển hệ thống trên máy tính PC, trên hệ thống nhúng, FPGA, trên các thiết bị điều khiển chuyên ngành như: PLC, ZEN, LOGO; Khối kiến thức về tự động hoá quá trình sản xuất (tự động hóa chế tạo cơ khí, lắp ráp ô tô, dầu khí, dệt, luyện kim, hoá học, xi măng, chế biến thực phẩm: sữa, bánh kẹo…). Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với các hệ thống thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại của trường.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên có thể nắm bắt nhiều cơ hội việc làm trong các vị trí sau: Kỹ sư điện tự động hóa (vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp); Chuyên gia hệ thống (phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy); Kỹ sư lập trình ứng dụng (lập các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, các bộ điều khiển lập trình); Tư vấn (cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực Điện, điều khiển tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo) ...

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z