Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7480201
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 32.500.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Miễn giảm học phí 10-100% cho sinh viên đạt thành tích cao trong học tập
Ký túc xá:
Tiện ích: Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/04/2024 đến 30/07/2024
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 01/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 493
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 50% |
2. Xét học bạ THPT | 30% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 10% |
4. Xét tuyển thẳng | 10% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 25.25
- Đăng ký xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 25.25 điểm.
Xét học bạ THPT
Xét kết quả học tập THPT cho tất cả các học sinh cả nước.
- Xét tuyển theo tổng điểm tổ hợp môn (A00, A01, D01 hoặc D96): ≥ 21 điểm.
- Điểm chuẩn xét tuyển học bạ năm 2023: 27.5 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển theo kết quả điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM năm 2023.
- Điểm chuẩn 2023: 850 điểm.
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ưu tiên xét tuyển các đối tượng thí sinh theo quy định của Trường:
- Thí sinh phải đạt tổng điểm 3 môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (Dựa vào điểm trung bình học bạ cả năm lớp 12) ≥ 21 điểm với các thí sinh:
+ Đạt giải trong kỳ thì chọn HSG các môn văn hóa cấp tỉnh/thành phố, kỳ thì Olympic, Cuộc thi Khoa học kỹ thuật,
+ Học sinh các Trường - Lớp chuyên; Học sinh có học lực ba năm lớp 10, 11, 12 xếp loại giỏi.
+ Học sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0 điểm.
- Học sinh các trường THPT có ký kết hợp tác với Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (Dựa vào điểm trung bình học bạ cả năm lớp 12) ≥ 24 điểm.
Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin IUH
Nội dung của chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin như nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm, thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, mạng máy tính và truyền thông.
Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng.
Ngành Công nghệ thông tin phân chia thành nhiều chuyên ngành phổ biến như Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,… tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.