Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7440102
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 9.800.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá: 100.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 10/07/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 30/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu:
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 30% |
2. Xét học bạ THPT | 50% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 15% |
4. Xét tuyển thẳng | 5% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 15.0
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2023.
- Điều kiện đảm bảo:
+ Đã tốt nghiệp THPT.
+ Tổng điểm 3 bài/môn thi THPT năm 2023 đạt ngưỡng điểm đầu vào của Trường (Không có bài thi/ môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển ≤ 1.0 điểm).
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 15.0 điểm.
Xét học bạ THPT
- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập được ghi trong học bạ THPT.
- Điều kiện đảm bảo:
+ Đã tốt nghiệp THPT.
+ Tổng điểm trung bình 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển): HK II lớp 11 và HK I lớp 12 hoặc HK I và HK II lớp 12 cộng điểm ưu tiên (nếu có) ≥ 18.0 điểm.
- Điểm chuẩn năm 2023: 18.0 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển dựa vào điểm đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục đại học công lập.
- Điều kiện đảm bảo: kết quả đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội ≥ 60.0 điểm.
- Điểm chuẩn năm 2023: 60.0 điểm.
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Giới thiệu ngành Công nghệ vật liệu tiên tiến và điện tử TNUS
Khi theo học chuyên ngành Công nghệ Vật liệu tiên tiến và điện tử tại Trường, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về Vật liệu điện tử, Công nghệ Nano, Vật liệu và linh kiện quang học ứng dụng trong chiếu sáng thông minh, màn hình hiển thị, cảm biến, kỹ thuật đo lường và kiểm tra các vật liệu bán dẫn; điện tử y sinh; thiết kế vi mạch điện tử bán dẫn; công nghệ vi cơ điện tử (MEMS),… và thực hành nghiên cứu cấu trúc, thành phần và tính chất của vật liệu bằng các kỹ thuật tiên tiến như hiển vi điện tử (SEM), phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hấp thụ ánh sáng tử ngoại - khả kiến - hồng ngoại (UV-Vis), phổ Raman, phổ huỳnh quang (PL) và các phương pháp khảo sát tính chất khác (tính chất điện, tính chất từ, tính chất điện hóa,… của vật liệu). Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng cần thiết để làm việc hoặc tiếp tục học ở bậc cao hơn sau tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Công nghệ Vật liệu tiên tiến và điện tử có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Kỹ sư liên quan tới vật liệu điện tử, linh kiện điện tử, phân tích sản phẩm, kiểm tra không phá huỷ, điện tử y sinh, điện tử viễn thông; Giảng viên giảng dạy tại các Trường Đại học, cao đẳng hoặc làm giáo viên trung học phổ thông về vật lý, kỹ thuật công nghệ; Kỹ sư phân tích tại các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định vật liệu, thiết bị đo lường; Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu;…