Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7310101
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 25.000.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Tổng quỹ học bổng, hỗ trợ học phí của Trường lên đến 34 tỷ đồng/năm.
Ký túc xá: 250.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 05/04/2024 đến 30/07/2024
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 06/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 70
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 20% |
2. Xét học bạ THPT | 50% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 25% |
4. Xét tuyển thẳng | 5% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 24.8
- Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Lộ trình đăng ký và xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 24.8 điểm.
Xét học bạ THPT
- Xét tuyển học sinh có kết quả học tập THPT tốt. Thí sinh học đầy đủ và tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT theo hình thức giáo dục chính quy (không áp dụng đối với thí sinh thuộc hình thức giáo dục thường xuyên) thỏa mãn 1 trong 4 diện xét tuyển sau:
+ Học lực Giỏi trở lên năm lớp 10, 11, HK1 lớp 12.
+ Thí sinh các trường chuyên, năng khiếu có điểm trung bình (ĐTB) mỗi môn học trong tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11, HK1 lớp 12 ≥ 7,0 điểm.
+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG, cuộc thi KHKT có ĐTB mỗi môn năm lớp 10, 11, HK1 lớp 12 ≥ 6,0 điểm.
+ Thí sinh có điểm IELTS ≥ 5.5.
- Xét tuyển kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn.
+ Học sinh tốt nghiệp THPT các năm 2023, 2022, 2021.
+ Tổng ĐTB các môn học xét tuyển năm lớp 10, 11, HK1 lớp 12 ≥ 18,0 điểm.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 28.7 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2023.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 820 điểm.
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng theo quy định của nhà trường hoặc theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Giới thiệu ngành Kinh tế UFM
Sinh viên của ngành sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế như Quản lý nhà nước về kinh tế; Quản lý doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; Quản lý chiến lược; Quản lý chương trình dự án đầu tư; phân tích và dự báo kinh tế, ...
Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển các kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán; kỹ năng lãnh đạo, quản lý và hội nhập quốc tế, ...
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc vị trí chuyên viên hoặc quản lý trong các cơ quan quản lý kinh tế các cấp (Trung ương, bộ, sở, ban ngành, địa phương); Các tổ chức tư vấn, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ; Các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về kinh tế và quản lý kinh tế; các trung tâm nghiên cứu và tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế; Làm việc tại các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; Tự thành lập doanh nghiệp.