Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7480101
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 32.000.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Chính sách ưu đãi học bổng có giá trị từ 100% - 300% học phí
Ký túc xá: 300.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 27/02/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 16/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 30
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 50% |
2. Xét học bạ THPT | 40% |
3. Xét tuyển thẳng | 8% |
4. Xét GPA, SAT và IELTS | 2% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 23.0
- Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Tổng điểm được tính trên thang điểm 30 và không nhân hệ số với bất kỳ môn nào.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 23.0
Xét học bạ THPT
- Điểm xét tuyển dựa vào kết quả học bạ của 3 học kỳ (HK) bao gồm HK1 lớp 11, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12.
- ĐIỂM XÉT TUYỂN (ĐXT) = Điểm tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên khu vực + Điểm đối tượng ưu tiên.
- Điểm xét tuyển học bạ THPT (trừ đợt xét tuyển sớm) năm 2023 là 27.0.
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng các đối tượng thí sinh theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa.
Xét GPA, SAT và IELTS
- Thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển ≥ 23 điểm có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, PTE Academic, và Cambridge) tương đương IELTS ≥ 5.5.
- SAT đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên; ACT đạt điểm ≥ 24/36.
Giới thiệu ngành Tài năng Khoa học máy tính PHENIKAA
Chương trình đào tạo này được thiết kế dựa trên triết lý đào tạo CDIO, với các phương pháp học tập chủ động như: Học tập qua dự án và Học tập qua vấn đề. Sinh viên được chuẩn bị với các kỹ năng liên quan đến việc lựa chọn, sáng tạo, ứng dụng, tích hợp và quản lý công nghệ, thông qua các dự án thực tế có sự tham gia của doanh nghiệp.
Chương trình tập trung vào phát triển các kỹ năng liên quan đến cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ và hỗ trợ người dùng, lập trình mạng và hệ thống truyền thông, website, quản lý dự án, và các khái niệm kinh doanh và truyền thông kỹ thuật. Sinh viên cũng được đào tạo về thiết kế, phát triển và kiểm định sản phẩm phần mềm cũng như hỗ trợ, khắc phục các giải pháp công nghệ trong nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như điều hành mạng lưới thông tin, lập trình và các mảng dịch vụ kỹ thuật với các vị trí: Chuyên viên Phát triển Ứng dụng; Kỹ sư Điện toán đám mây; Kỹ sư Phần mềm; Kỹ sư Phát triển web;
Trong quá trình làm việc, sinh viên có kỹ năng IT và quản lý tốt có cơ hội thăng tiến ở các vị trí cao hơn như: Kỹ sư cấp cao, Quản lý Dự án, Quản lý Kỹ thuật, Quản lý IT, Giám đốc Điều hành, Giám đốc Công nghệ…