Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7310105
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 12.000.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá: 150.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 60
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 50% |
2. Xét học bạ THPT | 47% |
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 2% |
4. Xét tuyển thẳng | 1% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 16.0
- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 16.0 điểm.
Xét học bạ THPT
- Xét tuyển theo kết quả học tập trung học phổ thông (học bạ).
- Điều kiện đảm bảo: Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 17.0 điểm (chưa tính điểm ưu tiên đối tượng và khu vực).
- Điểm chuẩn năm 2023: 18.0 điểm
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Điều kiện đảm bảo:
+ Điểm thi ĐGNL năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội ≥ 80 điểm.
+ Điểm xét tuyển = Điểm ĐGNL* 30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có).
+ Điểm chuẩn năm 2023: 16.0 điểm
Xét tuyển thẳng
Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giới thiệu ngành Kinh tế phát triển TUEBA
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Phát triển của trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được các vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực khác nhau.
Khi theo học ngành Kinh tế phát triển tại Trường, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh tế và kinh tế phát triển. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi ra trường, chẳng hạn như các kỹ năng về hoạch định chính sách phát triển, các kỹ năng chuyên sâu và cập nhật về tổ chức quản lý sự phát triển, các kỹ năng hoạch định phát triển kinh doanh và kinh tế,…
Với chương trình đào tạo hiện đại, tiếp cận những xu hướng đào tạo mới nhất trong nước và quốc tế; sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế phát triển có thể đảm nhiệm các vị trí sau: Chuyên viên phân tích, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các hoạt động tài chính (ở các cấp, ngành và lĩnh vực); Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế tại các Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ xây dựng…; Quản lý các quá trình phát triển; xây dựng, phân tích, thẩm định và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án phát triển; Phân tích và dự báo kinh tế - xã hội; Mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; Tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các dự án phát triển với nước ngoài; Tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển; Chuyên viên tại các doanh nghiệp nhiều lĩnh vực; Nghiên cứu viên và giảng viên tại các viện như Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế Xây dựng... các trường Đại học, Cao đẳng;…