Quản lý thuỷ sản

Đại học Nha Trang

Đại học , Chính quy , Khánh Hòa

Chỉ tiêu: 40 Học phí: 9.000.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7620305

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 9.000.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhà trường có nhiều gói học bổng khuyến học, khuyến tài, học bổng tài năng trẻ.

Ký túc xá: 100.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 28/02/2024 đến 15/07/2024

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 40

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 40%
2. Xét học bạ THPT 30%
3. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia 25%
4. Xét tuyển thẳng 5%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 16.0

Tổ hợp môn: A00: 16.0 A01: 16.0 B00: 16.0 D01: 16.0

- Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2022: 16.0 điểm. 

Xét học bạ THPT

Xét tuyển bằng Điểm học bạ THPT 6 học kỳ với tổ hợp 4 môn học.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Xét tuyển bằng Điểm đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2023.

- Điểm chuẩn 2023: 650 điểm.

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD và ĐT.

Giới thiệu ngành Quản lý thuỷ sản NTU

Ngành Quản lý thủy sản (Mã ngành: 7620305) được hiểu là ngành học liên quan đến việc quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Mục tiêu chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản của trường Đại học Nha Trang là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng quản lý cũng như phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản, gắn liền nội dung đào tạo với nhu cầu thực tiễn và các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.
Sinh viên theo học ngành Quản lý thủy sản tại Trường sẽ được trang bị những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý Thủy sản. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được cung cấp kiến thức về các nhóm sinh vật trong môi trường nước như cá, động, thực vật, tảo vi khuẩn và các loại hình nguồn lợi thủy sản khác nhau; các kiến thức về môi trường nước, khí hậu, hải dương, đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam.
Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị các phương pháp đánh giá, nghiên cứu và phân tích các đối tượng liên quan đến nghề cá như: phương pháp phân tích động thực vật phù du, thân mềm, nhuyễn thể, thực vật sống chìm trong nước, các thông số lý hóa của môi trường nước, tính toán các chỉ số đánh giá chủng quần nghề cá và nguồn lợi thủy sản.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý thủy sản có thể đảm nhận một số công việc tại các đơn vị sau: Nghiên cứu viên trong lĩnh vực quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản tại các công ty tư nhân và đơn vị nhà nước; Cán bộ quản lý và chuyên viên làm việc ở các cơ quan nhà nước về lĩnh vực quản lý nguồn lợi thủy sản/chi cục biển, hải đảo, đầm phá; Cán bộ phụ trách các dự án thủy sản; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu;…

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z