Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7549001
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 10.750.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá:
Tiện ích: Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/04/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 30/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 30
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 30% |
2. Xét học bạ THPT | 70% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 15.0
- Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điều kiện đảm bảo: đạt ngưỡng chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 15.0.
Xét học bạ THPT
- Xét kết quả học tập năm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điều kiện đảm bảo: Tổng ĐTB của tổ hợp xét tuyển lớp 12 ≥ 15.0 điểm (theo thang điểm 10).
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 18 điểm.
Giới thiệu ngành Công nghệ chế biến lâm sản VNUF
Khi theo học ngành Công nghệ chế biến lâm sản tại trường Đại học Lâm nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản gồm: khoa học gỗ, công nghệ xẻ gỗ, công nghệ sấy gỗ, công nghệ bảo quản gỗ và lâm sản, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ đồ gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ tự động hoá trong chế biến gỗ, công nghệ chế biến hoá học gỗ…
Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các phương phápkỹ thuật và kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ chế biến lâm sản có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Nhân viên kỹ thuật; Nhân viên thiết kế; Nhà quản lý; Nhân viên theo dõi hoạt động sản xuất; Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC; Cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước liên quan đến các lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến lâm sản; Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường ĐH, trường dạy nghề, Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ chế biến gỗ; Cán bộ công tác tại các tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động liên quan đến các dự án về sản phẩm gỗ, Lâm sản ngoài gỗ và bảo vệ Môi trường;…