Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử

Đại học Lâm nghiệp

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 40 Học phí: 10.750.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7510203

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 10.750.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.

Ký túc xá:

Tiện ích:   Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/04/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 30/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 40

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 30%
2. Xét học bạ THPT 70%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 15.0

Tổ hợp môn: A00: 15.0 A01: 15.0 A16: 15.0 D01: 15.0

- Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Điều kiện đảm bảo: đạt ngưỡng chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 15.0.

Xét học bạ THPT

- Xét kết quả học tập năm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điều kiện đảm bảo: Tổng ĐTB của tổ hợp xét tuyển lớp 12 ≥ 15.0 điểm (theo thang điểm 10).

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 18 điểm.

Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử VNUF

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử là ngành học hướng tới ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông minh, máy móc, dây chuyền tự động. Các sản phẩm nghiên cứu này không chỉ được dùng trong sản xuất công nghiệp mà còn có tính ứng dụng cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng chất lượng sản phẩm, tăng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm thiểu lao động thủ công, và giảm ô nhiễm môi trường.
Với chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử của trường Đại học Lâm nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, kiến thức về cảm biến, robot với các môn học tiêu biểu như: Các hệ thống cơ điện tử, Đo lường và dụng cụ đo, Thiết kế hệ thống số, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Truyền động cơ khí, Mạch giao diện máy tính, Kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, Điều khiển logic,… Với những kiến thức đã được học và thực hành, sinh viên có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử, cũng như tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển các hệ thống máy móc hiện có.
Các vị trí công việc nổi bật mà sinh viên có thể làm sau khi ra trường gồm: Kỹ sư thiết kế và vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm, điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất trên dây chuyền tự động; Chuyên viên tư vấn về các lĩnh vực công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động làm việc tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử; Quản lý sản xuất thực hiện các công việc cụ thể như phụ trách vận hành, bảo trì và duy tu hệ thống dây chuyền, máy móc tại nhà máy.

TUYỂN SINH KHÁC CỦA TRƯỜNG

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z