-
08
NGÀNH TUYỂN SINH
-
4.500
TUYỂN SINH 2024
-
05
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
-
98,3%
SINH VIÊN CÓ VIỆC LÀM
8 Ngành đang tuyển sinh
-
Ngôn ngữ Anh
Đại học - Chính quy
200 chỉ tiêu
A01, D01, D07
34.4 điểm
-
Kinh tế
Đại học - Chính quy
240 chỉ tiêu
A01, D01, D07
25.85 điểm
-
Quản trị kinh doanh
Đại học - Chính quy
240 chỉ tiêu
A00, A01, D01, D07
26.17 điểm
-
Tài chính - Ngân hàng 1
Đại học - Chính quy
560 chỉ tiêu
A00, A01, D01, D07
25.94 điểm
-
Tài chính - Ngân hàng 2
Đại học - Chính quy
490 chỉ tiêu
A00, A01, D01, D07
26.04 điểm
-
Tài chính - Ngân hàng 3
Đại học - Chính quy
310 chỉ tiêu
A00, A01, D01, D07
25.8 điểm
-
Kế toán
Đại học - Chính quy
840 chỉ tiêu
A00, A01, D01, D07
26.15 điểm
-
Hệ thống thông tin quản lý
Đại học - Chính quy
120 chỉ tiêu
A00, A01, D01, D07
25.94 điểm
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Học viện Tài chính (Academy of finance – AOF) được thành lập theo Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khoa học tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính. Năm 2003, Học viện Tài chính tiếp nhận thêm Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả và Trường Bồi dưỡng cán bộ thuộc Cục dự trữ Quốc gia.
Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học). Trong suốt những năm qua, Học viện đã đạt nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Hồ Chí Minh năm 2013; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội.
Tầm nhìn:
- Đến năm 2030, Học viện Tài chính trở thành 1 trong 5 cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý – Quản trị, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế…
- Đến năm 2045, đưa Học viện Tài chính trở thành một trong 100 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Châu Á, một trong 1.000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế.
Giá trị cốt lõi: “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại”.
Triết lý giáo dục: "Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi"
Mục tiêu chiến lược: Xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực.
-
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
Học viện Tài chính thực hiện tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu cho hệ Đại học chính quy cho năm học 2024 - 2025, trong đó: Chương trình chuẩn là 3.100 chỉ tiêu cho 8 ngành đào tạo; Chương trình đào tạo định hướng CCQT là 1.280 chỉ tiêu; Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân – DDP là 120 chỉ tiêu. Trong mùa tuyển sinh năm nay, Học viện sử dụng 5 phương thức để tuyển sinh.
<p style="text-align: justify;">Tổng chỉ tiêu (dự kiến) là <strong>4.500</strong> trong đó: Chương trình chuẩn là 3.100; Chương trình đào tạo định hướng CCQT là 1.280; Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân – DDP là 120.</p> <p style="text-align: justify;">Năm nay, Học viện phân phối chỉ tiêu cho các phương thức tuyển sinh như sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất bằng 60%;</p> <p style="text-align: justify;">- Xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy tối đa 5%</p> <p style="text-align: justify;">- Số % còn lại dùng cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và xét tuyển kết hợp.</p> <p><strong>Phương thức tuyển sinh Học viện tài chính 2024:</strong></p> <p>(1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.</p> <p>(2) Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT.</p> <p>(3) Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.</p> <p>(4) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.</p> <p>(5) Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024.</p>
-
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Năm học 2024 – 2025, Học viện Tài chính tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu cho 3 chương trình đào tạo sử dụng áp dụng 5 phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GDĐT; Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT; Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Dựa vào kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội và đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2024.
<p style="text-align: justify;">Học viện Tài chính áp dụng <strong>5 phương thức tuyển sinh</strong> để tuyển sinh <strong>4.500 chỉ tiêu</strong> cho 3 chương trình đào tạo trong năm học 2024 – 2025.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Các phương thức tuyển sinh:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- PT 1:</strong> Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GDĐT các đối tượng:</p> <p style="text-align: justify;">+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- PT 2:</strong> Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT.</p> <p style="text-align: justify;">+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích (hoặc giải Tư) trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức hoặc thí sinh đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng (giải cá nhân) trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc hoặc trong các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới.</p> <p style="text-align: justify;">+ Đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.</p> <p style="text-align: justify;">+ Học lực Giỏi 3 năm bậc THPT, trong đó kết quả học tập năm lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không dưới 7,0.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- PT 3:</strong> Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- PT 4:</strong> Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024</p> <p style="text-align: justify;"><strong>- PT 5:</strong> Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024</p>
-
HỌC PHÍ & HỌC BỔNG
Học viện Tài chính dự kiến mức học phí năm học 2024 – 2025 như sau: Chương trình chuẩn: 25 triệu đồng/sinh viên/năm học; Chương trình định hướng CCQT: 50 triệu đồng/sinh viên/năm học; Diện tuyển sinh theo đặt hàng: 43 triệu đồng/sinh viên/năm học. Hàng năm, Học viện có nhiều chính sách miễn giảm học phí và các loại học bổng cho sinh viên theo học.
<p style="text-align: justify;">- Học phí dự kiến năm học 2024 - 2025:</p> <p style="text-align: justify;">+ Chương trình chuẩn: 25 triệu đồng/sinh viên/năm học. </p> <p style="text-align: justify;">+ Chương trình định hướng CCQT: 50 triệu đồng/sinh viên/năm học.</p> <p style="text-align: justify;">+ Diện tuyển sinh theo đặt hàng: 43 triệu đồng/sinh viên/năm học.</p> <p style="text-align: justify;">Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi khi nhà nước thay đổi chính sách về học phí, trường hợp tăng thì mức tăng không quá 10% so với năm học trước.</p> <p style="text-align: justify;">- Học phí đối với lưu học sinh diện tự túc kinh phí: Theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí.</p> <p style="text-align: justify;">- Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau:</p> <p style="text-align: justify;">+ Học 4 năm trong nước là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (280 triệu đồng/sinh viên/khóa học)</p> <p style="text-align: justify;">+ Học 3 năm trong nước + 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 3 năm học trong nước); 490 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 1 năm học tại Trường Đại học Greenwich); tổng cộng là: 700 triệu đồng/sinh viên/khóa học.</p> <p style="text-align: justify;">- Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm: Chuyên ngành Bảo hiểm - Ngân hàng - Tài chính là 171 triệu đồng (mức học phí bình quân: 57 triệu đồng/sinh viên/năm học); Chuyên ngành Kế toán - Kiểm soát - Kiểm toán là 180 triệu đồng (mức học phí 2 năm đầu là 57 triệu đồng/sinh viên/năm học, riêng năm cuối là 66 triệu đồng/sinh viên/ năm học).</p> <p style="text-align: justify;">Hàng năm, với mục đích khuyến khích học tập và giúp đỡ cho sinh viên gặp khó khăn Học viện có nhiều chính sách miễn giảm học phí và đa dạng các loại học bổng cho sinh viên theo học như: Học bổng khuyến khích học tập; Học bổng doanh nghiệp; ....</p>
-
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Tính đến ngày 31/12/2022, Học viện Tài chính có tổng số viên chức, lao động hợp đồng của Học viện là 633 cán bộ, trong đó có 423 giảng viên; 210 cán bộ, viên chức quản lý, phục vụ và nghiên cứu viên. Trong số, 423 giảng viên có 02 GS, 48 PGS, 162 TS, 207 TS và 04 NGND, 11 NGUT. Học viện thực hiện các chính sách để tăng cường thu hút được các thanh niên ưu tú và học giả xuất sắc đến tu nghiệp và nghiên cứu tại Học viện.
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, tổ chức bộ máy của Học viện Tài chính gồm 14 khoa, 12 ban chức năng và tương đương, 02 Viện, 03 Trung tâm, 01 tạp chí.</p> <p style="text-align: justify;">Tính đến ngày 31/12/2022 Học viện Tài chính có tổng số viên chức, lao động hợp đồng của Học viện là 633 cán bộ, trong đó có <strong>423 giảng viên</strong>; 210 cán bộ, viên chức quản lý, phục vụ và nghiên cứu viên. Trong số, 423 giảng viên có 02 Giáo sư, 48 Phó Giáo sư, 162 Tiến sĩ, 207 Thạc sĩ và 04 Nhà Giáo Nhân Dân, 11 Nhà Giáo Ưu Tú.</p> <p style="text-align: justify;">Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Học viện Tài chính đã định hướng phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chú trọng nâng cao năng lực và thành tích NCKH. Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai, chủ động hội nhập quốc tế trên các mặt hoạt động của Học viện, trong đó tập trung vào hoạt động đào tạo đại học chính quy, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học,</p> <p style="text-align: justify;">Không những thế, Học viện còn thực hiện đổi mới quản trị Đại học gắn liền với tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội, tạo môi trường học thuật cởi mở, sáng tạo và quốc tế, thực hiện các chính sách tăng cường thu hút được các thanh niên ưu tú và học giả xuất sắc đến tu nghiệp và nghiên cứu tại Học viện Tài chính.</p>
-
KÝ TÚC XÁ & CÂU LẠC BỘ
Ký túc xá của Học viện Tài chính bao gồm 4 khu đảm bảo nơi ở khang trang, đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt, đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh cho gần 2000 sinh viên nội trú. Khuôn viên ký túc xá của Học viên luôn được đầu tư nâng cấp. Hiện nay, Học viên Tài chính có hơn 13 Câu lạc bộ sinh viên trực thuộc quản lý của Hội Sinh viên Học viện Tài chính như: CLB Sinh viên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo, CLB Tình nguyện trẻ, ... và các CLB hội nhóm khác.
<p style="text-align: justify;">Ký túc xá của <strong>Học viện Tài chính</strong> bao gồm 4 khu đảm bảo nơi ở khang trang, đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt, đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh cho gần 2000 sinh viên nội trú. Mạng wifi phủ khắp Học viện và ký túc xá sinh viên và ngày càng được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên, hướng tới mục tiêu xây dựng Học viện theo mô hình đại học thông minh.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, Học viên Tài chính có hơn 13 Câu lạc bộ sinh viên trực thuộc quản lý của Hội Sinh viên Học viện Tài chính như: CLB Sinh viên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo, CLB Tình nguyện trẻ, CLB Sinh viên tình nguyện Vì trẻ thơ, CLB Guitar, CLB Nhảy hiện đại – KIF, CLB Bạn gái, CLB Kỹ năng cuộc sống, CLB Kinh tế xanh, CLB Tiếng Anh, CLB Sách và hành động, CLB Bóng chuyền, CLB Bóng rổ, CLB Tài năng trẻ và các CLB hội nhóm khác.</p>
-
THƯ VIỆN
Thư viện Học viện Tài chính là một trong những đơn vị hình thành cùng với sự ra đời của trường Đại học Tài chính - Kế toán (năm 1963), buổi đầu mới thành lập thư viện chỉ có 815 tên sách với 11.600 cuốn, một vài loại báo, tạp chí trong nước. Hiện nay, Thư viện ngày càng hiện đại, phong phú chủng loại giáo trình, sách chuyên ngành; chuyên khảo và các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kỹ năng mềm, các quy mô phòng đọc chung, phòng học nhóm và phòng đọc ngoại ngữ được trang bị màn hình TV 60 inch.
<p style="text-align: justify;">Thư viện <strong>Học viện Tài chính</strong> là một trong những đơn vị hình thành cùng với sự ra đời của trường Đại học Tài chính - Kế toán (năm 1963). Buổi đầu mới thành lập có 815 tên sách với 11.600 cuốn, một vài loại báo, tạp chí trong nước.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 22/04/2002 theo quyết định số 221/QĐ-HVTC-TCCB, Thư viện được mở rộng thành lập thành Trung tâm Thông tin và Thư viện trên cơ sở sáp nhập giữa Thư viện trường Đại học Tài chính - Kế toán, Thư viện khoa học Tài chính thuộc Bộ Tài chính và một phần của Trung tâm tin học thuộc trường Đại học Tài chính - Kế toán.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 01/8/2010 Thư viện lại được tách từ Trung tâm Thông tin và Thư viện thành một đơn vị độc lập để phù hợp với nhiệm vụ chuyên sâu hơn trong phục vụ thông tin tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của Học viện.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, Học viện đã đầu tư để phát triển thư viện ngày càng hiện đại, phong phú chủng loại giáo trình, sách chuyên ngành; chuyên khảo và các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kỹ năng mềm... phục vụ đa dạng nhu cầu của người đọc. Giảng viên, sinh viên được chọn và mượn sách trực tuyến. Đến thư viện không chỉ để mượn và đọc sách mà còn là nơi yên tĩnh, phù hợp với việc ôn tập, học tập, trao đổi của sinh viên, học viên. Bên cạnh đó, dựa theo quy mô phòng đọc chung, phòng học nhóm và phòng đọc ngoại ngữ đều được trang bị màn hình TV 60 inch.</p>
