Kỹ thuật phần mềm

Đại học CNTT&TT Thái Nguyên

Đại học , Chính quy , Thái Nguyên

Chỉ tiêu: 130 Học phí: 16.400.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7480103

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 16.400.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.

Ký túc xá: 100.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 30/07/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 130

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 40%
2. Xét học bạ THPT 55%
3. Xét tuyển thẳng 5%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 16.0

Tổ hợp môn: A00: 16.0 C01: 16.0 C14: 16.0 D01: 16.0

Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Điều kiện đảm bảo:

- Đã tốt nghiệp THPT.

- Kết quả thi 3 môn + Điểm ưu tiên (nếu có) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Nhà trường công bố.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 16.0 điểm.

Xét học bạ THPT

- Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT.

- Điều kiện đảm bảo:

+ Tổng điểm tổng kết cuối năm của 3 môn học năm lớp 12 theo tổ hợp đăng ký xét tuyển cộng cả điểm ưu tiên (nếu có) ≥ 18.0.

+ Tổng điểm điểm trung bình của 3 học kỳ (HK1 lớp 11 + HK2 lớp 11 + HK1 lớp 12) cộng cả điểm ưu tiên ≥ 18.0.

+ Điểm trung bình các môn học cả năm lớp 12 đã quy đổi cộng cả điểm ưu tiên (nếu có) ≥ 18.0.

- Điểm chuẩn năm 2023: 19.5 điểm.

Xét tuyển thẳng

Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

Giới thiệu ngành Kỹ thuật phần mềm ICTU

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các sinh viên và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của của trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để sinh viên có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trau dồi năng lực xây dựng các dự án phần mềm, có khả năng tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, có khả năng tự học để tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí công việc như: Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...; Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…); Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm;…

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z