Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7310105
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 19.000.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Chính sách học bổng lên đến 70% học phí của ba năm đầu
Ký túc xá: 460.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 16/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 230
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 35% |
2. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia | 20% |
3. Xét tuyển thẳng | 2% |
4. Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG | 20% |
5. Xét GPA, SAT và IELTS | 23% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 27.35
- Sử dụng điểm trúng tuyển theo ngành/chương trình; Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 27.35 điểm.
- Học sinh THPT chuyên có điểm trung bình chung học tập 6 học kỳ ≥ 8,0 điểm kết hợp với điểm thi TN THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn bất kỳ khác thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường. Điểm chuẩn năm 2023: 27.0
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2022 hoặc năm 2023 của ĐHQG Hà Nội ≥ 85 điểm.
- Điểm thi ĐGNL ĐHQG TPHCM ≥ 700 điểm.
- Điểm chuẩn năm 2023: 20.45
Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thí sinh theo thông báo của Trường.
Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG
- IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm thi TN THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.
- Điểm chuẩn năm 2023: 25.36
Xét GPA, SAT và IELTS
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/06/2023.
- SAT ≥ 1200 điểm; ACT ≥ 26 điểm kết hợp tốt nghiệp THPT chương trình trong nước hoặc nước ngoài. Điểm chuẩn năm 2023: 22.8
- IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 & W150) trở lên kết hợp điểm thi ĐGNL, ĐGTD năm 2022 hoặc năm 2023. Điểm chuẩn năm 2023: 19.6
Giới thiệu ngành Kinh tế phát triển NEU
Khi theo học ngành Kinh tế phát triển, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh tế và kinh tế phát triển. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi ra trường, chẳng hạn như các kỹ năng về hoạch định chính sách phát triển, các kỹ năng chuyên sâu và cập nhật về tổ chức quản lý sự phát triển, kỹ năng hoạch định phát triển kinh doanh và kinh tế, …
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia các vị trí công việc như: Dự đoán, phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của một cộng đồng, một quốc gia, lập kế hoạch, phát triển và thực thi các dự án phát triển, tổng hợp, phân tích nghiên cứu và tham gia hoạch định chính sách phát triển, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về kinh tế học, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường, chính sách công, phát triển bền vững.