Công nghệ thông tin

Đại học Mở Hà Nội

Đại học , Chính quy , Hà Nội

Chỉ tiêu: 330 Học phí: 18.315.000

Thông tin tuyển sinh

Mã ngành: 7480201

Trình độ đào tạo: Đại học

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Học phí: 18.315.000 VNĐ/ năm

Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.

Ký túc xá: 205.000 VNĐ/tháng

Tiện ích:   KTX    Library    Club    Wifi    Lab

Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 07/09/2024

Phương thức tuyển sinh năm 2024

Tổng chỉ tiêu: 330

1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 70%
2. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia 20%
3. Xét tuyển thẳng 10%

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Điểm chuẩn: 23.38

Tổ hợp môn: A00: 23.38 A01: 23.38 D01: 23.38

- Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đảm bảo:

+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;

+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1.0 điểm;

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 23.38 điểm.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do trường ĐHQG Hà Nội và trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức.

- Điểm chuẩn năm 2023: 17.5 điểm

Xét tuyển thẳng

- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế Tuyển sinh năm 2023.

- Xét tuyển thí sinh dự bị đại học.

Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin HOU

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (Mã ngành: 7480201) là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Mở Hà Nội. Đây được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.
Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Mở Hà Nội sẽ được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học,… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ,…
Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng; Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng; Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI; Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA); Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX); Quản lý nhóm, quản lý dự án; Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác;…

TOP TIN TUYỂN SINH CHO GEN-Z