Thông tin tuyển sinh
Mã ngành: 7220204
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học phí: 18.810.000 VNĐ/ năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Ký túc xá: 205.000 VNĐ/tháng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 07/09/2024
Phương thức tuyển sinh năm 2024
Tổng chỉ tiêu: 250
1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia | 90% |
2. Xét tuyển thẳng | 10% |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Điểm chuẩn: 32.82
- Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Điều kiện đảm bảo:
+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;
+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1.0 điểm;
+ Điểm môn chuyên ngành tính hệ số 2.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 32.82 điểm.
Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế Tuyển sinh năm 2023.
- Xét tuyển thí sinh dự bị đại học.
Giới thiệu ngành Ngôn ngữ Trung Quốc HOU
Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, triết học, xã hội học, cơ sở văn hóa Việt Nam, lý luận ngôn ngữ học, tiếng Việt, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam,... Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kiến thức cơ sở về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, văn học Trung Quốc, các khối lượng kiến thức tiếng Trung Quốc, lý luận về dịch thuật; các kiến thức chuyên ngành, như lý thuyết dịch, thực hành dịch, và các năng lực biên phiên dịch chuyên sâu ở các cấp độ phù hợp với trình độ đại học về Ngôn ngữ Trung Quốc.
Đặc biệt, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Trung Quốc tương đương HSK cấp 5 (HSK mới) theo quy định đạt chuẩn quốc tế đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Mở Hà Nội, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Biên phiên dịch tiếng Trung Quốc; Làm việc tại các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, các công ty mà tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ làm việc chính thức; Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến công tác đối ngoại, làm việc tại các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh; Giảng dạy tiếng Trung Quốc tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, THPT hoặc THCS bộ môn tiếng Trung Quốc; Nghiên cứu khoa học tại các Viện nghiên cứu;…